Vệ tinh ... thuỷ tinh

Vệ tinh ... thuỷ tinh
TS Henry Helvajian và đồng nghiệp tại tập đoàn AeroSpace đang làm cho NASA và Lầu Năm góc chú ý khi họ cho ra đời hàng loạt vệ tinh làm từ... thuỷ tinh (Glass Satellites - GS ).

Các vệ tinh thông thường tuy chỉ chứa một “phần mềm” có chức năng nhất định và “khiêm tốn” song lại phải có một “phần cứng” - lớp áo - rất cồng kềnh và nặng nề để bảo vệ thiết bị bên trong khỏi bị tổn hại dưới tác động của các tia vũ trụ.

Vì vậy, các vệ tinh hiện nay có kích thước rất lớn dẫn tới chi phí chế tạo, vận chuyển lên không gian, duy trì và bảo dưỡng phức tạp song vẫn không tránh khỏi các sự cố kỹ thuật mỗi khi Mặt trời hoạt động với cường độ cực lớn kèm theo bão từ trong vũ trụ.

Vì vậy sự ra đời của GS đánh dấu bước tiến nhảy vọt của trí tuệ loài người trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ. Chế tạo ra một GS, người ta hoàn toàn dựa vào máy móc tự động do đó tránh được tối đa “sự can thiệp” của con người, từ đó loại trừ các sai sót chủ quan thường xảy ra trong qúa trình chế tạo các vệ tinh.

Dây chuyền công nghệ sản xuất GS được thực hiện theo các công đoạn sau :

+ Trước tiên, các chíp chức năng, các thiết bị đo lường, thí nghiệm, động cơ phản lực, thùng chứa nhiên liệu... được liên kết với nhau trong một không gian 3 chiều bằng các mạch điện tử đặc biệt.

+ Sau đó, “phần mềm” này được đặt trong khuôn và đổ thuỷ tinh để tạo ra một quả cầu đặc biệt.

+ Tiếp đó quả cầu này được cắt gọt theo hình dáng, kích thước đã định và được đánh bóng bằng công nghệ laser để trở thành một quả cầu pha lê trong suốt với các “tác phẩm” điện tử chứa trong ruột.

+ Khâu cuối cùng là ủ trong lò để nhiệt hoá thuỷ tinh nhằm đảm bảo tính ổn định về cơ lý của nó sau khi ra lò.

GS được chia thành 2 loại theo trọng lượng: từ 1 - 10 kg được gọi là Nano GS, dưới 1 kg gọi là Pico GS.

Như vậy một tên lửa đẩy siêu nhẹ, hay thậm chí một máy bay, đã có thể đưa và triển khai cùng lúc hàng nghìn GS trong vũ trụ.

Thuỷ tinh dùng làm vỏ bọc cho GS có độ cứng như hợp kim của niken nên nó đủ khả năng bảo vệ các thiết bị bên trong an toàn trong môi trường vũ trụ khắc nghiệt.

Nhưng do trong suốt nên nó dễ dàng để ánh sáng lọt qua và như vậy các bộ cảm biến đặc biệt được bố trí trong ruột sẽ biến ánh sáng thành điện năng cung cấp năng lượng cho GS hoạt động.

Động cơ phản lực chỉ  “khai hoả” khi con người can thiệp qua hệ thống điều khiển để chỉnh hướng bay của GS trong không gian.

Trong tương lai, GS có thể triển khai ở bất cứ đâu: bên ngoài tổ hợp trạm không gian quốc tế, trong tầng khí quyển cho tới trên bề mặt Trái đất... để trở thành thiết bị quan trắc - do thám... với các mục đích khác nhau.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.