Vì sao rét đậm, rét hại kéo dài ?

Vì sao rét đậm, rét hại kéo dài ?
Tác động kết hợp của hiện tượng La Nina và dị thường của hoàn lưu khí quyển khu vực Âu - Á là những nguyên nhân dẫn đến đợt rét đậm, rét hại đang xảy ra - TS Hoàng Đức Cường - Trưởng phòng Khí hậu (Trung tâm Nghiên cứu khí tượng - khí hậu, Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường) cho biết. 
Vì sao rét đậm, rét hại kéo dài ? ảnh 1
Lạnh kéo dài gây  ra băng tuyết tại khu vực miền núi phía Bắc nước ta

Trong đó, từ cuối năm 2007, hiện tượng La Nina đã bắt đầu tác động đến phía tây của Thái Bình Dương (trong đó có VN) làm kéo giảm nền nhiệt độ tại khu vực này và đây chính là một trong những tác nhân gây nên đợt rét kể trên. Trong khi đó, từ khoảng giữa tháng 1 năm nay, dị thường của hoàn lưu khí quyển khu vực Âu - Á đã bắt đầu xuất hiện và kéo dài gần 20 ngày. Đây chính là nguyên nhân cơ bản gây ra đợt rét.

Hoạt động của gió mùa đông bắc ở nước ta bị chi phối bởi hoàn lưu khí quyển khu vực Âu - Á thông qua tác động qua lại của các trung tâm khí áp. Áp cao Siberia là trung tâm khí áp chính chi phối hoạt động của hoàn lưu khí quyển khu vực Âu - Á trong mùa đông.

Đợt rét đậm, rét hại đang xảy ra tại các tỉnh miền Bắc nước ta được xác định là đợt rét dị thường. Không khí lạnh liên tục tăng cường gây ra đợt rét kéo dài kỷ lục (đã 35 ngày), trong đó có nhiều ngày trời rét đậm (nhiệt độ dưới 15 độ C) và rét hại (nhiệt độ dưới 13 độ C). Tuy nhiên, trong chuỗi số liệu được ghi nhận từ trước đến nay thì nhiệt độ cực trị trong đợt rét này chưa phải là thấp nhất. Ví dụ, tại Hà Nội, năm 1955, nhiệt độ xuống mức 2,50C - 2,80C, trong khi nhiệt độ thấp nhất tại thủ đô trong những ngày qua đều cao hơn 50C.

Thông thường, vào giữa mùa đông, cứ khoảng 5 - 7 ngày lại có một đợt không khí lạnh từ Siberia di chuyển xuống phía Nam. Tuy nhiên, năm nay, áp cao Siberia có cường độ mạnh đã kéo dài 20 ngày (từ giữa tháng 1 đến đầu tháng 2) gây nên hoàn lưu khí quyển (còn gọi là gió mùa đông bắc) liên tục và có cường độ mạnh, kéo giảm nhiệt độ và gây chênh lệch khí áp. 

Xin ông cho biết tại sao lại có những dị thường này?

Chúng ta chưa thể xác định rõ ràng nguyên nhân dẫn đến dị thường của hoàn lưu khí quyển khu vực Âu - Á. Hiện nay, trong giới khoa học đang tồn tại hai quan điểm khác nhau về hiện tượng này.

Một số nhà khoa học cho rằng, biến đổi khí hậu toàn cầu đã gây ra dị thường của hoàn lưu khí quyển khu vực Âu - Á. Tuy nhiên, các nhà khoa học khác lại cho rằng đây là biểu hiện của một giai đoạn của một chu kỳ khí hậu nhiều năm. 

Ông có thể đưa ra những nhận định chung về khí hậu VN trong thời gian tới?

Trong 3 tháng tới, hiện tượng La Nina tiếp tục tác động mạnh đến phía tây của Thái Bình Dương (trong đó có VN). Biểu hiện rõ rệt nhất của tác động đó là nhiệt độ tại khu vực này sẽ thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, trong khi lượng mưa lại tăng hơn.

Vì vậy, thời gian tới, nền nhiệt độ ở nước ta tiếp tục thấp hơn trung bình nhiều năm, tác động của La Nina và gió mùa mùa hè hoạt động sớm hơn các năm trước (từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5) khiến lượng mưa trên cả nước cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Mưa sẽ xảy ra nhiều hơn tại Tây Nguyên và Nam Bộ. Các tỉnh phía Bắc có thể có một mùa hè mát mẻ hơn, ít có những đợt nắng nóng gay gắt hơn. Do tác động của La Nina, nhiều khả năng, số lượng các cơn bão hoạt động tại tây bắc Thái Bình Dương (trong đó có biển Đông) sẽ nhiều hơn. Do vậy, VN sẽ phải đối mặt với một mùa mưa bão diễn biến phức tạp về tần số các cơn bão ảnh hưởng đến nước ta.

Theo Quang Duẩn
Thanh Niên

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.