1001 thắc mắc: Vì sao vùng rừng núi thường mưa nhiều, nơi nào mưa nhiều nhất thế giới?

1001 thắc mắc: Vì sao vùng rừng núi thường mưa nhiều, nơi nào mưa nhiều nhất thế giới?
TPO - Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Với lượng mưa trung bình 11.873mm/năm- một ngôi làng ở Ấn Độ được được mệnh danh là khu vực ẩm ướt nhất thế giới. 

Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Hàm lượng hơi nước phân bố ở các vùng đều khác nhau, ở miền Nam - Trung Quốc, hơi nước trong không khí nhiều hơn Bắc Bộ rất nhiều, miền Đông nhiều hơn miền Tây. Vì vậy, lượng mưa trong năm ở những nơi này cũng nhiều hơn.

Những vùng rừng núi có lượng mưa nhiều hơn những nơi ít rừng cũng có cùng nguyên nhân, đó là do rừng giống như một máy bơm khổng lồ, nhờ cây cối, nó không ngừng bơm một lượng lớn nước từ dưới đất đưa lên trời. Có người đã tính toán được rằng, một hecta rừng mỗi năm có thể làm bốc hơi nước khoảng 300.000 lít nước, vì vậy những vùng có nhiều rừng núi lại có lượng mưa nhiều như thế.

Một câu hỏi đặt ra: Một lượng nước nhiều như thế "bị" hút lên bầu trời, vì sao vùng rừng này không bị thiếu nước? Lớp đất dưới rừng cây luôn luôn có nước, đồng thời khi mưa nhiều, vùng rừng này có thể nhanh chóng bổ sung lại lượng nước đã bị bốc hơi. Cứ không ngừng tuần hoàn như vậy, cây cối trong rừng mới có thể phát triển tươi rốt rậm rạp.

Mưa đóng vai trò quan trọng trong chu trình thủy học trong đó nước từ các đại dương (và các khu vực khác có chứa nước) bay hơi, ngưng tụ lại thành các đám mây trong tầng đối lưu của khí quyển do gặp lạnh, khi các đám mây đủ nặng, nước sẽ bị rơi trở lại Trái Đất, tạo thành mưa, sau đó nước có thể ngấm xuống đất hay theo các con sông chảy ra biển để lại tiếp tục lặp lại chu trình vận chuyển.

Các giọt mưa rơi thông thường được vẽ trong các tranh hoạt họa như là "giọt nước mắt", tròn ở phần đáy và nhỏ, nhọn ở phần đỉnh, nhưng điều này không đúng (chỉ có các giọt nước nhỏ ra từ một nguồn nào đó mới có dạng như vậy ở thời điểm hình thành ra giọt nước).

Các giọt mưa nhỏ là có dạng gần như hình cầu. Các giọt lớn hơn thì bị bẹt dần đi, giống như bánh hamburger (một loại bánh mì dẹp như bánh bao); còn các giọt rất lớn thì có hình dạng giống như cái dù. Trung bình thì giọt mưa có kích thước từ 1 mm đến 2 mm theo đường kính.

Những giọt mưa lớn nhất trên Trái Đất đã được ghi lại ở Brasil và quần đảo Marshall năm 2004 - một số giọt có kích thước tới 10 mm. Kích thước lớn được giải thích là sự ngưng tụ trong các hạt khói lớn hay bởi sự va chạm giữa các giọt mưa trong một khu vực nhỏ với lượng rất lớn nước lỏng.

Nói chung, nước mưa có độ pH nhỏ hơn 6 một chút, đơn giản là do nó hấp thụ điôxít cacbon trong khí quyển, nó bị điện ly một phần trong nước, tạo ra axít cacbonic. Ở một số sa mạc, các luồng không khí vận chuyển cả cacbonat canxi lên không trung, do đó nước mưa ở đây có thể là có pH bằng hoặc cao hơn 7. Các trận mưa có pH thấp hơn 5,6 thì được coi là mưa axít.

Lượng mưa tại một khu vực nào đó được đo bằng các máy đo lượng mưa đặt tại một số điểm ngẫu nhiên, xa khu vực có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo. Nó là độ cao lượng nước thu được sau cơn mưa trên một bề mặt phẳng, không bị nhà cửa hay cây cối bao phủ hay che lấp và có thể được tính bằng mm.

Meghalaya- nơi “ẩm ướt nhất thế giới”

Meghalaya là một bang tại Đông Bắc Ấn Độ, với diện tích 22.429km2, khoảng 70% diện tích bang là rừng che phủ. Với lượng mưa trung bình là  11.873mm/năm, nơi đây được mệnh danh là khu vực ẩm ướt nhất thế giới. 

Meghalaya cũng là nơi sinh sống của khoảng 3 triệu người, chủ yếu là người dân tộc Khasi (khoảng 1,2 triệu người), người Garos và người Jaintia. 

Họ đã sinh sống ở đây từ 2.300 năm nay, theo chế độ mẫu hệ. Vì thế nên người Meghalaya còn được gọi là “bộ tộc mẫu hệ”.

Nguyên nhân của những trận mưa lớn tại đây là do dòng không khí ẩm từ vùng đồng bằng ngập nước của Bangladesh di chuyển về phía Bắc. Khi những đám mây đi qua những ngọn đồi dốc cao của Meghalaya, nhiệt độ giảm làm nước ngưng tụ, gây mưa liên tục.

1001 thắc mắc: Vì sao vùng rừng núi thường mưa nhiều, nơi nào mưa nhiều nhất thế giới? ảnh 1 Thay vì được xây bằng bê-tông như những nơi khác, người dân sử dụng chính những rễ cây, cây gỗ "sống" để bắc cầu qua suối.

Để chống chọi lại với những trận mưa dai dẳng, người dân ở đây chế tạo ra một loại “áo mưa” có tên là Knups với hình dạng như chiếc thuyền được làm từ tre và lá chuối. 

Với chiếc “áo mưa” độc đáo này, họ vẫn có thể đứng làm việc bình thường bằng cả 2 tay và hình dáng của Knups cũng giúp họ không bị ướt bởi những cơn mưa kèm theo giông lớn.Trong 2 tháng đỉnh điểm của mùa mưa là tháng 6 và tháng 7, lượng nước trút xuống ngôi làng này đo được khoảng 7.000mm. Với địa hình đồi núi gập ghềnh, sạt lở đất là điều không tránh khỏi ở Meghalaya.

Để giữ cho đường thông thoáng vào mùa mưa, chính quyền nơi đây đã thuê người dân với mức lương 2,5USD/ngày (khoảng 50.000 VND) cho đến khi mùa mưa kết thúc vào khoảng tháng 10.Những cây cầu ở Meghalaya vô cùng đặc biệt. Thay vì được xây bằng bê-tông như những nơi khác, người dân nơi đây lại sử dụng chính những rễ cây, cây gỗ "sống" để bắc cầu qua suối.

Các rễ cây đa, cây cao su… được họ bện lại thành búi. Qua hàng thế kỷ, những rễ cây này lớn lên và khỏe hơn, tạo ra những cây cầu vô cùng chắc chắn. Những cây cầu “sống” dài tới 30m và có thể chịu được tải trọng của 50 người.Để làm những cây cầu này, đầu tiên người dân sẽ sử dụng tre làm khung. Sau đó, họ bện các rễ phụ của cây cao su lên, các rễ cây này sẽ tự phát triển theo khung tre đó. 

Một thời gian sau, khung tre mục nát nhưng các rễ cây cao su thì vẫn tiếp tục phát triển. Theo người dân ở đây, trong khoảng từ 7-8 năm, họ sẽ có một cây cầu chịu được sức nặng của một người. Không chỉ những chiếc cầu, người dân ở đây còn dùng rễ cây để làm ra những công trình khác ví dụ như những bậc thang để đi lên những đoạn đường dốc.

MỚI - NÓNG
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
TPO - “Giá vé sẽ tiếp tục ở mức đắt đỏ, dù có thể giảm nhẹ bởi nguồn cung hạ nhiệt trong mùa thấp điểm. Chi phí vận hành cao do giá dầu, nhân sự khiến giá vé máy bay khó giảm sâu" - ông John Grant - trưởng nhóm phân tích của công ty dữ liệu du lịch OAG - dự báo.