Bí ẩn 48 chiếc quan tài ẩn sâu trong núi được người kiểm lâm vô tình phát hiện

0:00 / 0:00
0:00
Bí ẩn 48 chiếc quan tài ẩn sâu trong núi được người kiểm lâm vô tình phát hiện
TPO - Tại núi Giáp Sơn thuộc huyện Thạch Môn, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc có một ngôi chùa nổi tiếng tên Giáp Sơn có niên đại hơn 1000 năm. 300 năm trước, người ta nhìn thấy một đám nhà sư lặng lẽ rời đi trong đêm cùng 48 chiếc quan tài.

Là một kiểm lâm sống gần núi Giáp Sơn, từ ngày nhỏ, Bành Trạch Lâm đã có cơ hội để nghe những tích chuyện về 48 chiếc quan tài bí ẩn này. Trong nhiều thập kỷ qua, Bành Trạch Lâm chỉ nhận được sự thất vọng khi tìm kiếm những ngôi mộ giả. 

Ông có một người bạn đồng hành là Long Tây Bần – một người phụ trách bảo tàng ở huyện Thạch Môn. Long Tây Bần cho rằng phải là một nhân vật quan trọng mới sở hữu nhiều lăng mộ giả đến vậy. Điển hình như Tào Tháo, anh hùng của Tam Quốc, có tận 72 ngôi mộ. 

Mãi đến cuối năm 1980, sau một trận tuyết rơi dày đặc tại huyện Thạch Môn, Bành Trạch Lâm cùng vợ mình lên núi và vô tình phát hiện ra một hiện tượng lạ. Nhiều vị trí xung quanh dốc tuyết đang tan đi rất nhanh, kèm theo hơi nước trắng xóa.

Khi đào sâu khoảng 1m, ông nghe tiếng xẻng đập vào vôi và gạch xanh. Lúc này ông phát hiện một chiếc chậu màu xanh trắng có những họa tiết đẹp mắt. Trạch Lâm nhanh chóng liên lạc với người bạn Tây Bần để điều động một đội khảo cổ. Ngay sau khi dọn sạch lớp đất trên cùng, một ngôi mộ kỳ lạ lộ ra.

Bí ẩn 48 chiếc quan tài ẩn sâu trong núi được người kiểm lâm vô tình phát hiện ảnh 1

Ngôi mộ có ba phần nằm cạnh nhau. Mộ bên phải có một chiếc bình ngâm được chôn cất khá kỹ. Ngôi mộ ở giữa, do Bành Trạch Lâm đào lên, chôn chiếc chậu hoạ tiết màu xanh trắng, thực chất là một chiếc bình thủy sinh. Nhìn tổng thể, ngôi mộ này đã bị hư hại nghiêm trọng do trộm cắp.

Bí ẩn 48 chiếc quan tài ẩn sâu trong núi được người kiểm lâm vô tình phát hiện ảnh 2

Trên lăng mộ được chạm khắc một câu đối: "Thân đeo Bắc Đẩu, đầu đội Tam Đài" - ngôi sao chỉ được sử dụng bởi hoàng đế. Họ còn phát hiện trong lăng mộ có điêu khắc họa tiết rồng phượng – những chạm khắc chỉ dùng cho vua chúa. Trong quá trình khai quật, đoàn khảo cổ phát hiện ra một huy chương đồng có viết bốn ký tự "Phụng Thiên Ngọc Chiếu".

Hóa ra chủ nhân ngôi mộ là vị hoà thượng Sấm Vương Lý Tự Thành - người đã lãnh đạo cuộc nổi dậy nhân dân, lật đổ Sùng Trinh Hoàng đế và khép lại 267 năm trị vì của triều Minh.

Lý Tự Thành, hay còn gọi là Phụng Thiên Ngọc, ông được người dân coi là vị anh hùng của khởi nghĩa nhân dân cuối thời nhà Minh, đầu nhà Thanh. Ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lật đổ nhà Minh và xưng đế ở Tử Cấm Thành. Nhưng sau đó, quân Mãn Châu, với sự thông đồng của Ngô Tam Quế, tràn vào Trung Quốc lập nên Nhà Thanh năm 1644, đã lật đổ và tiêu diệt toàn bộ lực lượng của Lý Tự Thành. Tuy chỉ chiếm đóng Bắc Kinh được 42 ngày và làm hoàng đế chưa đầy một buổi, nhưng theo tục lệ Trung Quốc, hoa văn rồng phượng vẫn là biểu tượng được dùng trong lăng mộ ông.

Bí ẩn 48 chiếc quan tài ẩn sâu trong núi được người kiểm lâm vô tình phát hiện ảnh 3
 

Lăng Sấm Vương bên núi Giáp Sơn

Các cuộc khai quật khảo cổ và ghi chép lịch sử sau này chỉ ra rằng vua Lý Tự Thành không hi sinh ở núi Cửu Cung như lời đồn, mà may mắn trốn thoát đến vùng núi Giáp Sơn.

Sau này, khi ông qua đời, các thuộc hạ của ông đã học theo các vị vua chúa xưa, dựng nên 48 ngôi mộ giả để tránh việc lăng mộ của ông bị mất cắp. Ngôi mộ ba phần trên núi Giáp Sơn được khai quật lần này chính là nơi chôn cất thực sự của vua Lý Tự Thành.

Cuối thế kỷ 20, chính quyền đã cho xây dựng Lăng Sấm Vương bên núi Giáp Sơn để tưởng nhớ ông. Ngày nay, nơi này đã trở thành một di tích văn hóa lịch sử quan trọng của tỉnh Hồ Nam, đồng thời đây cũng là một trong những nghĩa trang hoàng gia lớn nhất ở phía nam sông Dương Tử.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.