Bí ẩn sau chiếc mũi bị mất của tượng nhân sư Giza

Tượng nhân sư Giza được khắc từ một gò đá tự nhiên, là tác phẩm điêu khắc lớn nhất còn sót lại từ thời cổ đại. Ảnh: Guardians.
Tượng nhân sư Giza được khắc từ một gò đá tự nhiên, là tác phẩm điêu khắc lớn nhất còn sót lại từ thời cổ đại. Ảnh: Guardians.
Phần râu tượng Giza, bị rơi ra đã được tìm thấy và lưu giữ tại một bảo tàng ở Anh, nhưng sự biến mất của phần đầu mũi vẫn còn là bí ẩn chưa có lời giải.

Tượng nhân sư Giza là một trong những biểu tượng vĩ đại nhất của Ai Cập cũng như thế giới. Bức tượng đầu người mình sư tử này bảo vệ mặt trước của kim tự tháp Khafre. Nó được khắc từ một gò đá tự nhiên, là tác phẩm điêu khắc lớn nhất còn sót lại từ thời cổ đại, và cũng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất Ai Cập.

Quá trình xây dựng

Lý do thực sự đằng sau việc xây dựng tượng nhân sư Giza vẫn còn nhiều bỏ ngỏ. Nhiều người tin rằng nó được tạo nên để bảo vệ cao nguyênGiza, số khác lại cho rằng đây là bức chân dung của Pharaoh Khafre. Vì nó thẳng hàng với vị trí mặt trời mọc nên vào mỗi buổi sáng, vị vua Ai Cậpđều coi Giza như thần mặt trời và thờ lạy. Cũng chính bởi vậy nên người dân đặt tên cho bức tượng này là Hor-Em-Akhet (có nghĩ là "Horus củađường chân trời").

Mặc dù nhiều tài liệu có liên quan đều khẳng định tượng nhân sư Gizađược Pharaoh Khafre xây dựng dựa trên hình tượng của chính mình,nhưng một số nhà nghiên cứu lại có giả thuyết khác. Họ cho rằng tượng đài khá giống với người anh trai của ngài là Djedefre và thậm chí còn cho dựng lại khuôn mặt của hai người để chứng minh cho lý thuyết của mình. Tuy nhiên, tất cả cũng vẫn chỉ là phỏng đoán.

Bí ẩn về chiếc mũi bị mất

Nguyên bản tượng nhân sư Giza được cho là có mũi và cả một bộ râu được gắn thêm vào sau khi bức tượng hoàn thành. Tuy nhiên, ngày nay cả phần mũi và râu của bức tượng đã biến mất và câu chuyện xung quanh điều này cũng là điều bí ẩn.

Năm 1737, nhà thám hiểm người Đan Mạch Frederic Louis Norden đã phác họa một bản vẽ về tượng nhân sư và xuất bản vào năm 1755. Tuy nhiên, trong bản vẽ này bức tượng lại không có mũi, điều này rõ ràng là mâu thuẫn với truyền thuyết. Vậy thực sự điều gì đã xảy ra?

Một trong những giả thuyết phổ biến nhất là mũi của tượng nhân sư Gizađã bị phá hủy do đạn đại bác mà quân lính của Napoleon bắn trong trậnKim tự tháp. Theo một số dị bản khác thì việc này là do binh lính Anh, các chiến binh Mamluk gây ra. Nhưng các nhà nghiên cứu lại khẳng định hỏa lực thời đó không đủ mạnh để có thể bắn rụng được mũi của bức tượng. Vì vậy, chắc chắn phải có một lý do khác để lý giải bí ẩn này.

Bí ẩn sau chiếc mũi bị mất của tượng nhân sư Giza ảnh 1

Một trong những bản phác họa tượng nhân sư đã được xuất bản. Ảnh: Datab

Vào thế kỷ 15, nhà sử học người Ả Rập Al-Maqrīzī đã viết rằng việc chiếc mũi bị mất là do sự phá hoại của Muhammad Sa'im al-Dahr, một người Hồi giáo mật tông đến từ Sa'id al-Su'ada. Năm 1378, khi chứng kiến việc những nông dân trong vùng cúng lễ vật cho bức tượng để cải thiện mùa màng, Sa'im al-Dahr đã rất phẫn nộ và phá hủy chiếc mũi để phản đối. Sau đó, người này bị trừng phạt bằng cách treo cổ. Al-Maqrīzī miêu tả tượng Nhân sư là "tấm bùa của sông Nile" bởi người dân trong vùng tin rằng bức tượng quyết định chu kỳ nước lũ.

Ngoài ra, nguyên nhân thứ ba được đưa ra là do hiện tượng xói mòn.Những người ủng hộ giả thuyết này cho rằng sự vận động của tự nhiên cùng với hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến tượng đài vĩ đại  và khiến cho nó có hình dáng như hiện nay. Họ cũng khẳng định Nhân sư từng được sơn màu đỏ.

Bí ẩn sau chiếc mũi bị mất của tượng nhân sư Giza ảnh 2

Phần râu bị rời ra đã được tìm thấy và trưng bày tại một bảo tàng ở Anh. Ảnh: Wikipedia

Nghiên cứu chi tiết hơn cho thấy nhiều màu sắc khác cũng đã được tìm thấy ở một số bộ phận riêng biệt của tác phẩm điêu khắc. Nhưng qua thời gian, những màu sắc này đã phai mờ. Vì vậy, hiện tượng xói mòn cũng có thể phá hủy phần mũi và râu mà di tích được cho là đã từng có.

Hiện nay, phần râu bị rơi ra đã được tìm thấy và lưu giữ tại một bảo tàng ở Anh. Trong khi đó vẫn còn rất nhiều tranh cãi xunh quanh sự mất tích của chiếc mũi  mà chưa có lời giải thỏa đáng.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Những thiên thạch 'mất tích' của Sao Thủy được tìm thấy trên Trái Đất?

Những thiên thạch 'mất tích' của Sao Thủy được tìm thấy trên Trái Đất?

TPO - Hầu hết các thiên thạch tới Trái Đất đều đến từ vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Nhưng cũng có khoảng 1.000 thiên thạch đến từ Mặt Trăng và Sao Hỏa. Đây có thể là kết quả của các tiểu hành tinh va vào bề mặt của chúng và đẩy vật chất về phía Trái đất. Về mặt vật lý, những mảnh vỡ như vậy cũng có thể đến Trái Đất từ Sao Thủy, một thiên thể đá gần đó.
Bộ Khoa học và Công nghệ nêu giải pháp quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa

Bộ Khoa học và Công nghệ nêu giải pháp quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa

TPO - Các sản phẩm, hàng hoá rủi ro cao sẽ bắt buộc phải có sự đánh giá của bên thứ ba và thực hiện truy xuất nguồn gốc. Các sản phẩm, hàng hoá cũng chỉ do một Bộ quản lý thay vì nhiều Bộ như trước đây. Đây là những điểm mới nhằm hạn chế tình trạng sữa giả, thực phẩm chức năng giả tràn lan thời gian qua, theo Bộ Khoa học và Công nghệ.
Nhân tài công nghệ số sẽ được hưởng ưu đãi chưa từng có

Nhân tài công nghệ số sẽ được hưởng ưu đãi chưa từng có

TPO - Nhân lực công nghệ số chất lượng cao hay các nhân tài công nghệ số sẽ được hưởng hàng loạt chính sách đãi ngộ về cư trú, mức lương cạnh tranh quốc tế, được hỗ trợ tài chính và cơ sở vật chất cho nghiên cứu và phát triển, được bổ nhiệm các vị trí quản lý mà không cần theo quy hoạch, năm công tác.
Trẻ em 'ngập chìm' trong thế giới ảo: Cha mẹ cần làm gì?

Trẻ em 'ngập chìm' trong thế giới ảo: Cha mẹ cần làm gì?

TPO - Kaspersky vừa công bố báo cáo thường niên về sở thích kỹ thuật số của trẻ em, với phân tích bao gồm giai đoạn từ tháng 5 năm 2024 đến tháng 4 năm 2025. Báo cáo cho thấy sự say mê ngày càng tăng đối với các chatbot chạy bằng trí tuệ nhân tạo (AI), sự gia tăng lan truyền của các meme não bộ của Ý như "tralalero tralala" và sự chú ý ngày càng tăng đối với Sprunki, một trò chơi theo nhịp điệu kết hợp âm nhạc và chuyển động.
Lộ trình của xuồng từ Đài Loan (Trung Quốc) đến đảo Yonaguni (Nhật Bản)

Vượt biển bằng xuồng thời đồ đá

TP - Để hiểu được hành trình di cư của con người cổ đại, các nhà khảo cổ học đã chiến đấu với biển cả trên chiếc xuồng gỗ thô sơ và sử dụng sao trên trời làm kim chỉ nam để đi hơn 200 km từ Đài Loan (Trung Quốc) đến Nhật Bản.