Cây trồng đầu tiên trên Mặt trăng đã chết yểu

Cây bông, loài cây được trồng đầu tiên trên mặt trăng đã không sống được trong điều kiện quá khắc nghiệt.
Cây bông, loài cây được trồng đầu tiên trên mặt trăng đã không sống được trong điều kiện quá khắc nghiệt.
TPO - Cây bông đầu tiên được gieo và đã nảy mầm trên Mặt trăng, nhưng nó đã chết sau trong một thời gian ngắn do nhiệt độ ở đây quá khắc nghiệt.

Như vậy là giấc mơ của người Trung Quốc về một mùa thu hoạch bông trên Mặt trăng đã bị chết yểu.Nhóm thí nghiệm trên phi thuyền Thường Nga 4 đã cho biết, do thiếu pin, nên họ buộc phải giảm năng lượng cung cấp cho việc trồng cây để cứu sống con người trước. Quyết định này được cho là đã khiến cây chết vì chúng không thể sống được ở nhiệt độ 120 độ C vào ban ngày và – 170 độ C vào ban đêm nếu không có máy điều khiển nhiệt độ.

Điều kiện khắc nghiệt ở phía xa của Mặt trăng cũng giết chết ba hạt giống thực vật khác, nấm men và trứng ruồi giấm được mang bên trong sinh quyển Mặt trăng.

Ngày 15/1, khi nhóm công bố thí nghiệm sinh học đầu tiên của họ đã thành công với nhiều bức ảnh chụp các hạt giống đã nảy mầm bên trong sinh quyển của mặt trăng. Hai ngày sau, diễn biến xấu này đã xảy ra.

Tàu thăm dò Thường Nga mang hạt và trứng lên Mặt trăng trong một xi lanh nhôm kín và đưa chúng tới phía xa của Mặt trăng từ ngày 3/1 nhưng không nói rõ bao lâu thì nó nảy mầm.

Theo nhóm thí nghiệm, pin duy nhất có trong tàu vũ trụ là pin năng lượng mặt trời. Nếu không thể kiểm soát được nhiệt độ bên trong sinh quyển, các loài thực vật chắc chắn sẽ chết khi nhiệt độ trên Mặt trăng vượt quá mức mà sự sống trên Trái đất có thể chịu đựng.

Tiến sỹ Lưu, Trưởng nhóm thí nghiệm, Phó Chủ tịch đại học Trùng Khánh  cho biết, do giới hạn trọng lượng của tàu Thường Nga, nên họ không thể mang thêm pin lên Mặt trặng. Không rõ vì sao pin bổ sung không được mang lên khi họ biết chắc rằng cây cối sẽ không thể sống nổi nếu không có pin để kiểm soát nhiệt độ.

Hệ sinh thái mini chứa trong xi lanh cũng bao gồm hạt cải dầu và hạt khoai tây, cũng đã nảy mầm, và những hạt giống này chắc chắn đã gặp số phận tương tự như cây bông khi mất điện.

Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã bày tỏ sự lạc quan của mình. Họ cho rằng, các dữ liệu họ thu được từ quá trình nảy mầm sẽ cung cấp cho họ thông tin có giá trị về cách trồng cây trong điều kiện bức xạ thấp, trọng lực. 

Điều này sẽ cho một hiểu biết sâu sắc cho việc làm cách nào có thể đưa con người lên sống ở trên vũ trụ hoặc thậm chí trên bề mặt của Mặt trăng. 

Ông Lưu đã phát biểu tại cuộc họp báo ngày 15/1 rằng: “Chúng tôi đã cân nhắc đến sự sống còn trong tương lai. Tìm hiểu về các loài thực vật này tăng trưởng trong môi trường trọng lực thấp sẽ cho phép chúng ta đặt nền móng cho việc thành lập căn cứ không gian trong tương lai của chúng ta”.

Tuy kết quả không thành công, nhưng cư dân mạng Trung Quốc đã hết sức hoan hỉ trước sự kiện này và bày tỏ những lời khen tích cực một cách quá mức. Một tài khoản trên Weibo viết: “ Rất đáng tiếc, nhưng chúng ta sẽ quyết không từ bỏ”. Một tài khoản khác lại viết: “ Cuối cùng thì chúng ta cũng đã trồng được cây trên Mặt trăng”.

Theo The South China Morning Post
MỚI - NÓNG