Chen lấn, giẫm đạp trong lễ đón năm mới: TS Nguyễn Tùng Lâm nói gì?

Mặc biển cấm, nhiều người vẫn trèo lên tháp Bút trước đền Ngọc Sơn để chụp ảnh. Ảnh nguồn internet
Mặc biển cấm, nhiều người vẫn trèo lên tháp Bút trước đền Ngọc Sơn để chụp ảnh. Ảnh nguồn internet
TPO - Văn hóa của người dân Hà Nội chả thanh lịch gì ở việc chen lấn, giẫm đạp. Người đông quá nên xảy ra tình trạng xô đẩy nhau. Dù họ không muốn nhưng phải có lối thoát thân”- TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội nhận định.

Biển người chen lấn, giẫm đạp lên hoa cỏ, người già trẻ em ngất xỉu, cũng may giữa lúc đó được lính cứu hỏa “giải cứu” kịp thời là cảnh tượng vừa diễn ra tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm vào đêm giao thừa.

Trao đổi với phóng viên về thực trạng này, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, điều này là do từ hai phía là người dân và ban tổ chức. 

“Người dân thì văn hóa ứng xử không tốt, cứ cốt được được việc của mình chứ không tôn trọng nên mới có cảnh trèo leo ở Đền Ngọc Sơn. Cái đó thành một nếp xấu, nhiều năm nay chưa sửa được. Họ chỉ làm theo ý thích của họ. Văn hóa của người dân Hà Nội chả thanh lịch gì ở việc chen lấn, giẫm đạp này cả. Người đông quá nên xảy ra tình trạng xô đẩy nhau. Dù họ không muốn nhưng phải có lối thoát thân”- TS Lâm nhấn mạnh. 

Theo TS Lâm, để xảy ra hiện tượng này do khâu tổ chức quản lý. Ban tổ chức phải hướng dẫn người dân chứ không phải để tự do như thế được. Nếu đã quá đông rồi thì phải báo khu vực này đã quá tải để còn chuyển sang khu vực khác. 

“Phải có cách tổ chức khoa học hơn, phải có lối để người ta không chịu được thì phải tìm lối thoát khi có sự cố chứ đằng này lại bịt kín hết tất cả. Chính cách tổ chức không khoa học mà người dân đông quá nên càng chen lấn nhau, giẫm đạp để thoát thân”- TS Lâm cho biết.

Chen lấn, giẫm đạp trong lễ đón năm mới: TS Nguyễn Tùng Lâm nói gì? ảnh 1 Dòng người rồng rắn giẫm đạp lên hoa. Ảnh Vietamnet
Không nên đặt vấn đề cấm đoán

TS Nguyễn Tùng Lâm cũng cho rằng, nếu nói là tất cả người dân thiếu ý thức là “vơ đũa cả nắm” vì nhiều người vẫn rất ý thức. Điều ở đây đáng nói là cách tổ chức.

“Hàng ngày người ta đi có giẫm đạp nhau đâu. Chỉ có Hà Nội không thể tổ chức được đường hoa Nguyễn Huệ như trong Sài Gòn. Vừa qua, giao thừa làm nhiều thứ quá, xô bồ quá trong khi đó khâu tính toán, tổ chức, hướng dẫn người dân không rõ ràng. Phải có lực lượng để phân luồng người dân . Khi người ta bị 'đút lút' với nhau, họ cần thoát thân, cần sống chứ đâu cần thứ khác nữa”- TS Lâm nhấn mạnh. 

Theo TS Lâm, muốn không lặp lại những “thảm cảnh” như đêm giao thừa thì cần thấy rõ trách nhiệm của người tổ chức. Muốn làm thật rùm beng lên nhưng khâu tổ chức, đảm bảo an toàn thì lại làm không tới.

Vậy vấn đề đi lại, vui chơi giải trí là quyền của người dân, liệu có thể cấm đoán? , TS Lâm cho rằng, đừng đặt vấn đề cấm đoán, không nên cấm đoán. Phải hướng dẫn người ta, nếu đông người quá rồi thì không được vào nữa, chỉ cho một lưu lượng nào vào thôi. Cũng như sân vận động ấy, hết chỗ thì đóng vào làm sao để người ta tự do vào bao nhiêu cho đủ. Tất cả là do cách tổ chức của chúng ta.

Cũng theo TS Lâm, không thể nghiêm cấm người dân ngay từ đầu thì làm sao được gọi là tổ chức nữa. Cách tổ chức là quan trọng hàng đầu. Ý thức người dân mình không bừa bãi như thế nhưng cách tổ chức nếu không khoa học, đám đông sẽ giẫm đạp lên nhau chỉ cầu mong thoát thân mà thôi.

MỚI - NÓNG
Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Nơi hứng chịu 4 triệu tấn bom đạn
Đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Nơi hứng chịu 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.