Chi tiền tỷ cho đề tài khoa học'lạ'

Nông dân Nguyễn Hoàng Phong (ở ấp Bình Thuận, xã Bình Long, huyện Châu Phú, An Giang), bên chiếc máy đánh đường nước phục vụ trong lúc gieo cấy lúa do mình tự chế tạo bằng vốn tự có. Ảnh: Phương Chăm.
Nông dân Nguyễn Hoàng Phong (ở ấp Bình Thuận, xã Bình Long, huyện Châu Phú, An Giang), bên chiếc máy đánh đường nước phục vụ trong lúc gieo cấy lúa do mình tự chế tạo bằng vốn tự có. Ảnh: Phương Chăm.
TP - Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia chi hàng tỷ đồng tài trợ cho những đề tài khoa học được cho là “lạ”. Trong khi nhiều nhà khoa học khác luôn kêu thiếu tiền để hỗ trợ nghiên cứu, còn các nhà khoa học “chân đất” làm ra nhiều sản phẩm có giá trị thực tiễn cao lại không được một đồng hỗ trợ nào.

Ngày 27/10/2014, ông Trần Quốc Khánh (Thứ trưởng KH&CN, kiêm Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia), đã phê duyệt danh mục 75 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội và nhân văn do Quỹ tài trợ thực hiện từ năm 2014. Trong danh sách có một số đề tài như được dư luận cho là “lạ” như: Tính cách thanh niên Huế; Đặc điểm giao tiếp của nhân viên Ngân hàng Thương mại Việt Nam; Nghiên cứu thực trạng hoạt động trợ giúp tâm lý nhằm xây dựng bộ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho các nhà tâm lý học Việt Nam…

Chia sẻ với PV Tiền Phong, PGS.TS Phùng Đình Mẫn (Đại học Sư phạm Huế) - Chủ nhiệm đề tài Tính cách thanh niên Huế cho biết: Nghiên cứu này để đưa ra những định hướng giá trị cho thanh niên cả nước nói chung và Huế nói riêng. “Chúng tôi chọn Huế vì nhóm nghiên cứu ở Đại học Sư phạm Huế, nếu không nghiên cứu ở đây thì nghiên cứu ở đâu. Chúng tôi nghiên cứu vài nghìn mẫu nên không thể đi xa được, chẳng nhẽ ra Hà Nội, vào TPHCM để nghiên cứu?”, TS Mẫn nói.

“Chuyển được một phần tiền từ quỹ đó tài trợ cho nông dân thì quá hay, quá tốt, vì những phát minh của nông dân đất nước đang cần”. 

PGS.TS Trần Ngọc Vương, Giảng viên Đại học KHXH&NV Hà Nội

Với một đề tài khác, “Đặc điểm giao tiếp của nhân viên Ngân hàng Thương mại Việt Nam”, Chủ nhiệm đề tài TS Phạm Thị Tuyết (Học viện Ngân hàng), cho biết: Đề tài nằm trong chuỗi đề tài nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp của nhân viên ngân hàng. “Trước đây, mình đã làm đề tài cấp nhà nước và đạt loại xuất sắc về kỹ năng giao tiếp của nhân viên ngân hàng, sau này sẽ nghiên cứu thêm để xuất bản sách chuyên khảo về nhân viên giao dịch của ngân hàng”, TS Tuyết nói.

Trả lời câu hỏi có người cho rằng, đề tài này chỉ ở cấp địa phương, học viện, giống khảo cứu hơn là nghiên cứu khoa học, nên không đáng để Quỹ quốc gia tài trợ? TS Tuyết nói: “Đề tài nghiên cứu mà được ứng dụng cho ngành của mình là hiệu quả rồi. Nếu nghiên cứu vĩ mô mà không ứng dụng được thì nghiên cứu để làm gì. Với đề tài của tôi sẽ được ứng dụng tốt, và phục vụ cho việc giảng dạy của mình”.

“Chuyển tiền đó cho nông dân thì quá hay”

Khi PV Tiền Phong hỏi về những đề tài được Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia tài trợ kể trên, có nhà khoa học vừa nghe đã thốt lên: “Có cả những nghiên cứu đó à?”, họ chỉ thực sự tin khi được xem danh mục đề tài được duyệt. Tuy nhiên, một số từ chối bình luận.

Mới nghe không tin, sau đó phải hỏi lại cho chắc, PGS.TS Trần Ngọc Vương, Giảng viên khoa Văn học (trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội) mới nhận xét: Đã là Quỹ quốc gia phải tài trợ những nghiên cứu thích đáng, có yếu tố nhân văn, văn hóa. Ông phân tích, đề tài về “Đặc điểm giao tiếp của nhân viên Ngân hàng Thương mại” gần với kinh tế hơn, không phải xã hội nhân văn. Trong khi, đề tài “Tính cách thanh niên Huế” cũng không hẳn là xã hội nhân văn, đây là của đoàn thanh niên, địa phương. “Cả 2 đều không có nhiều giá trị khoa học, nghiên cứu không biết để giải quyết gì”, TS Vương nói.

Nhà khoa học này cho rằng, ngân sách tài trợ cho những đề tài như vậy là lãng phí. “Làm khoa học phải có mục tiêu, và theo mục tiêu để xét duyệt đề tài, công trình nào ngoài mục tiêu phải gạt bỏ. TS Vương cho rằng, khi thẩm định đề tài cần mời các chuyên gia đầu ngành để đánh giá đích đáng. Những đề tài ít tính khoa học cần giảm bớt, chuyển tiền đó tài trợ cho các nhà khoa học “chân đất” nghiên cứu còn thiết thực và tốt hơn nhiều. “Chuyển được một phần tiền từ quỹ đó tài trợ cho nông dân thì quá hay, quá tốt, vì những phát minh của nông dân đất nước đang cần, có giá trị thiết thực”, TS Vương nói.

MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.