Chiếc bát đựng salad có giá xấp xỉ... 4 tỉ đồng

TPO - Chiếc bát được chế tác cách đây 40 năm bởi nghệ nhân gốm sứ nổi tiếng thế giới Lucie Rie vừa được bán với giá 173.000 USD, tương đương gần 4 tỉ đồng.

Cách đây gần 40 năm, nghệ nhân gốm sứ nổi tiếng thế giới Lucie Rie đã chế tác một chiếc bát đựng salad màu trắng với các vòng tròn đồng tâm màu xanh vô cùng đơn giản.

Chiếc bát đựng salad có giá xấp xỉ... 4 tỉ đồng ảnh 1

Chiếc bát đựng salad vô cùng đơn giản.

Bảy năm sau khi ra lò, chiếc bát được mua bởi một nhà sưu tầm tư nhân với giá 85.000 USD tại một cuộc đấu giá ở London. Người này đã giữ chiếc bát bên mình suốt 30 năm.

Mới đây, chiếc bát đựng salad này đã được một nhà sưu tầm khác mua lại với giá 173.000 USD (giá sau khi cộng thuế phí), tương đương gần 4 tỉ đồng. Với mức giá khá “khủng” này, chiếc bát đựng salad đã trở thành món đồ gốm có giá cao nhất trong số các chế tác của bà Lucie Rie.

Chiếc bát đựng salad có giá xấp xỉ... 4 tỉ đồng ảnh 2

Chiếc bát hiện vẫn đang ở trong tình trạng bảo quản tốt và khá nguyên vẹn.

Sở dĩ chiếc bát đơn giản tưởng như chỉ đáng giá khoảng vài đô la này lại được bán với giá cao ngất như vậy là bởi người chế tác ra nó - bà Lucie Rie vốn được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong ngành sản xuất gốm thế giới thế kỷ 20.

Bà Lucie Rie sinh năm 1902 tại Áo trong một gia đình Do Thái. Bà từng mở một studio nghệ thuật tại Vienna vào những năm 1920 và cũng từng mở triển lãm tại Paris. Tuy nhiên, đến năm 1938, bà Lucie phải chạy trốn sự truy lùng của Đức quốc xã và di cư sang Anh. Tại đây bà mở một studio gần Hyde Park (London).

Chiếc bát đựng salad có giá xấp xỉ... 4 tỉ đồng ảnh 3

Nghệ nhân Lucie Rie

Bà Lucie Rie ngừng làm gốm vào năm 1990 và qua đời vào năm 1995 ở tuổi 93. Các tác phẩm của bà được trưng bày tại Bảo tàng Victoria and Albert.

Theo Theo Daily Mail
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Chọn tổ hợp môn học: Cú 'đặt cược' lớn đầu đời của học sinh lớp 10

Chọn tổ hợp môn học: Cú 'đặt cược' lớn đầu đời của học sinh lớp 10

TPO - Ngay sau khi trúng tuyển vào lớp 10, học sinh phải lựa chọn tổ hợp môn học để theo suốt ba năm THPT, một quyết định mang tính chiến lược, gắn liền với xét tuyển đại học và cả hướng nghiệp tương lai. Nhưng, không ít em chọn theo cảm tính, theo bạn bè hoặc… chọn đại. Trong khi đó, nhiều trường không đủ điều kiện mở đủ tổ hợp môn, giáo viên bộ môn thiếu trầm trọng, khiến việc “chọn đúng” trở nên không hề dễ dàng.
Luật mới cho giáo viên: Lương tăng, phụ cấp dày, nghỉ hưu sớm, thu hút người tài

Luật mới cho giáo viên: Lương tăng, phụ cấp dày, nghỉ hưu sớm, thu hút người tài

TPO - Bộ GD&ĐT sẽ tham mưu Chính phủ xếp lại bảng lương của một số chức danh nhà giáo để bảo đảm tính thống nhất về bảng lương áp dụng với các chức danh nghề nghiệp viên chức nhà giáo và viên chức các ngành, lĩnh vực khác; đồng thời, bảo đảm mức sống của nhà giáo, giúp nhà giáo an tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.
Phân luồng sau THCS: Hướng đi mới hay lối rẽ cụt của học sinh?

Phân luồng sau THCS: Hướng đi mới hay lối rẽ cụt của học sinh?

TPO - Chủ trương phân luồng sau THCS từng được kỳ vọng giúp giảm lãng phí nguồn lực và tăng số lao động kỹ thuật, nhưng thực tế lại không như mong đợi. Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, chuyên gia tư vấn soạn thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp, nguyên nhân thất bại đến từ tư duy “cứng nhắc”, chính sách “lệch pha” và chưa tạo dựng được hệ sinh thái học tập mở, linh hoạt.