Công nghệ xử lý sông Tô Lịch của Nhật Bản chưa thật sự phù hợp?

TPO - Trước những câu hỏi về hiệu quả công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản trong thí điểm làm sạch đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây, JEBO vừa có thông báo liệt kê về những thành tựu của công nghệ này tại Nhật. Tuy nhiên, một số chuyên gia Việt Nam cho rằng cần phải có giải pháp thích hợp hơn. 

Trước những câu hỏi về hiệu quả công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản trong thí điểm làm sạch đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây, JEBO vừa có thông cáo gửi tới cơ quan báo chí với nội dung công bố một số trong nhiều dự án mà JEBO đã áp dụng công nghệ này tại Nhật Bản.

Theo đó, đầu tiên, công nghệ này đã được áp dụng thành công trong việc cải thiện chất lượng nước tại sông Onga (tỉnh Fukuoka, Kyushu Nhật Bản) từ năm 1994, cách đây tròn 25 năm, hiện vẫn đang hoạt động tốt. Ngoài ra, công nghệ này còn áp dụng xử lý ô nhiễm nước tại kênh Sakishima (Osaka, Nhật Bản vào năm 2000); các hồ chứa nước đập thủy điện; các ao hồ trong công viên tại Nhật Bản, và hàng trăm các nhà máy xử lý nước thải công nghiệp, xử lý nước thải chăn nuôi; nuôi trồng thủy hải sản.

"Đặc biệt, phát minh về công nghệ Nano này cách đây hơn đã 30 năm, là “công nghệ lõi” được các tập đoàn lớn hàng đầu của Nhật Bản và khoảng 2.000 cơ sở sản xuất tại Nhật Bản và một số nơi trên thế giới hiện đang áp dụng công nghệ này", JEBO thông tin.

JEBO dẫn chứng, dự án cải thiện chất lượng nước sông Onga (tỉnh Fukuoka, Nhật Bản năm 1994), đã trải qua 25 năm nhưng vẫn vận hành tốt, hiện có thể theo dõi, kiểm chứng qua trang mạng quản lý công khai sông Onga của Nhật Bản...

Cần có giải pháp thích hợp hơn

Thạc sĩ Hoàng Minh Sơn,chuyên nghiên cứu về chính sách nhà nước cho rằng, việc xử lý cần được nghiên cứu vào mức độ phức tạp cũng như lượng hóa chất trong nguồn nước thải ở sông Tô Lịch.

Theo ông Sơn, nguồn nước thải ra sông Tô Lịch chủ yếu là từ người dân và các tổ chức…trên địa bàn Hà Nội, chất lượng nước thải, các thành phần có trong nước thải đổ ra cống và ra sông Tô Lịch chúng ta vẫn chưa kiểm soát được.

Ông Sơn cho biết, công nghệ của Nhật Bản đưa vào cũng có tác dụng ở góc độ nào đó. Chúng ta  cảm ơn các bạn Nhật về dự án này, đặc biệt là những khoản tài trợ miễn phí như thế này. Tuy nhiên, chúng ta cần nghiên cữu kỹ thành phất hóa học, hóa chất có trong nước thải, lưu lượng thì mới có giải pháp phù hợp, hiệu quả.

Đây cũng là một trong những giải pháp để xử lý giảm thiểu nguồn nước thải trên thế giới hiện nay: “Việc xử lý nước thải cần phải có nghiên cứu thành phần vật lý, hóa học có trong nước thải, bao gồm phân tích các hóa chất vô cơ, hữu cơ và đặc biệt là các hoá chất vô cơ được thải từ nhà dân hoặc trong các tổ chức… như vậy, thì mới cơ sở để có các giải pháp thiết thực và hiệu quả”.

Để lựa chọn công nghệ thì chúng ta phải nghiên cứu chất lượng nước đầu ra, phân tích các yếu tố về vật lý, hóa học về chất lượng nước để đưa ra các giải pháp phù hợp hơn. Đây là vấn đề phức tạp vì các yếu tố trên thay đổi theo thời gian.

Thạc sĩ Hoàng Minh Sơn đưa ra giải pháp: “để xử lý nước sông Tô Lịch tận gốc, phát triển xanh và bền vững thì không để hệ thống cống đổ nước thải ra sông nữa, mà phải gom lại thành một đường đi riêng, ví dụ như xây dựng cống ngầm 2 đường bên sông, và tất cả các cống thoát nước thải sẽ đổ ra 2 cống dưới đường hầm đi dọc hai bên sông”, ông Sơn phân tích.

Cũng theo ông Sơn, sau khi không cho hệ thống nước thải của Thành phố đổ ra sông Tô Lịch thì nước của Sông Tô Lịch sẽ được lấy từ sông Hồng và từ nước mưa, lúc đó nguồn nước của sông Tô Lịch đủ để phát triển hệ sinh thái riêng. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng, cần phải tính toán đến thủy lực, thủy văn, như cao độ đáy sông, độ dốc dòng sông, mặt cắt dòng sông, kè hai bên để đảm bảo lưu lượng nước luôn chảy, kết hợp với sông Nhuệ hay sông Kim Ngưu để tạo nên một hệ thống sông hồ hài hòa trong lòng thành phố.

Về công nghệ để xử lý nước thải ô nhiễm ở sông Tô Lịch, ông Sơn nói: “Có rất nhiều công nghệ và việc lựa chọn công nghệ còn tùy thuộc vào độ phức tạp cũng như lượng các hóa chất có trong nước thải, về chưa thành công của giải pháp này, ông phân tích thêm, việc thí điểm cho ta thấy mức độ ô nhiễm của sông Tô Lịch cũng như cần có giải pháp khác thích hợp hơn.

MỚI - NÓNG
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
Giá vé máy bay tiếp tục đắt đỏ?
TPO - “Giá vé sẽ tiếp tục ở mức đắt đỏ, dù có thể giảm nhẹ bởi nguồn cung hạ nhiệt trong mùa thấp điểm. Chi phí vận hành cao do giá dầu, nhân sự khiến giá vé máy bay khó giảm sâu" - ông John Grant - trưởng nhóm phân tích của công ty dữ liệu du lịch OAG - dự báo.