Đà Nẵng: Thả cá thể khỉ đuôi lợn về rừng

Cá thể khỉ đuôi lợn được thả về rừng.
Cá thể khỉ đuôi lợn được thả về rừng.
TPO - Chiều 25/5, Hạt Kiểm lâm quận Liên Chiểu đã tiến hành thả cá thể khỉ đuôi lợn do hộ dân Nguyễn Thị Hải Hướng (ngụ tại lô 11-B1, đường Nguyễn Sinh Sắc, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) bàn giao.  

Chị Nguyễn Thị Hải Hướng, người chăm sóc cá thể khỉ lâu nay cho biết, cá thể khỉ đuôi lợn trên được gia đình mang từ Quảng Bình vào nuôi cách đây vài tháng. 

Cũng theo chị Hướng, vì không biết quy định của pháp luật về việc cấm nuôi nhốt động vật hoang dã nên gia đình mới mang về nuôi dưỡng.

Ngay sau khi nhận được tin báo, ngày 24/5 Hạt Kiểm lâm quận Liên Chiểu đã trực tiếp đến nhà chị Hướng để thuyết phục, giải thích quy định của pháp luật về việc cấm nuôi nhốt động vật hoang dã. Ngay sau đó, gia đình đã đồng ý tự nguyện giao nộp cá thể khỉ đuôi lợn cho Hạt Kiểm lâm quận Liên Chiểu để tiến hành thả về môi trường tự nhiên.

Đà Nẵng: Thả cá thể khỉ đuôi lợn về rừng ảnh 1

Chiều 25/5, khỉ đuôi lợn được lực lượng chức năng thả về rừng tại tiểu khu 11, rừng Hải Vân.

Hạt Kiểm lâm quận Liên Chiểu cho biết, tại thời điểm tiếp nhận, cá thể khỉ đuôi lợn cân nặng khoảng 1,5kg, sức khỏe bình thường. Khỉ đuôi lợn có lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm. Đuôi của loài này gần giống đuôi lợn, lông thưa hoặc không có lông. 


Chiều ngày 25/5, tại tiểu khu 11 rừng đặc dụng Nam Hải Vân, Hạt Kiểm lâm  quận Liên Chiểu đã tổ chức thả cá thể khỉ đuôi lợn về môi trường tự nhiên tại tiểu khu 11 rừng Hải Vân.

Ông Nguyễn Văn Truyền, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Liên Chiểu cho biết thêm, trong tháng 4 vừa qua, Hạt Kiểm lâm cũng đã tiến hành đưa  2 cá thể khỉ về môi trường tự nhiên.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.