DA phát triển CNTT-TT tại VN: Đẩy mạnh ứng dụng

DA phát triển CNTT-TT tại VN: Đẩy mạnh ứng dụng
TP - Hơn bất kỳ một ngành nghề nào khác, lĩnh vực CNTT – TT đang phát triển rất mạnh và nhanh tại Việt Nam và mang lại hiệu quả to lớn. Không chỉ dừng lại ở các dự án viễn thông, sản xuất điện thoại hay đầu tư của Hàn Quốc, Nhật Bản mà ngay trong các cơ quan hành chính Nhà nước tại trung ương (các bộ) và địa phương đẩy mạnh ứng dụng CNTT – TT trong quản trị hành chính, điều hành công việc chuyên môn rất được chú trọng.

Chú trọng hạ tầng

Sau 7 năm triển khai, Dự án Phát triển CNTT-TT tại Việt Nam tại một số cơ quan bộ, ban ngành và tỉnh thành đã tạo ra môi trường và hạ tầng CNTT sẵn sàng cho việc triển khai chính phủ điện tử (CPĐT) theo lộ trình.

Đến nay, Dự án đã tiến hành và được thử nghiệm tốt tại các đơn vị như Bộ TT&TT hoàn thiện khung CPĐT cho các bộ và địa phương; giúp Tổng cục Thống kê hoàn thiện Kiến trúc tổng thể trong việc ứng dụng các nghiệp vụ chuyên sâu; giúp Thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hà Nội xây dựng Kiến trúc tổng thể CPĐT, Thành phố Đà Nẵng triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT.

Nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT - TT là mục tiêu quan trọng của Dự án. Các trung tâm dữ liệu công suất lớn được xây dựng cho Bộ Ngoại giao, Tổng cục Thống kê, Đà Nẵng và Hà Nội nhằm lưu trữ thông tin tập trung thống nhất, cài đặt các dịch vụ công phục vụ công tác quản lý nhà nước tại Bộ và các địa phương. Tiểu dự án Bộ TT&TT đã xây dựng hệ thống truyền thông hợp nhất, hệ thống quản lý tòa nhà thông minh,… tăng cường kết nối giữa Bộ TT&TT và các cơ quan trực thuộc.

Trang bị hệ thống hội nghị truyền hình, máy chủ, hơn 100 mạng LAN, trên 1.000 máy tính,… nâng cấp cơ sở hạ tầng cho 12 tỉnh, thành, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước tại các địa phương. Ngoài ra, cũng nâng cấp Root CA phục vụ triển khai chữ ký số và CPĐT; xây dựng trung tâm đo kiểm đánh giá các giải pháp CNTT cho việc phát triển CPĐT.

Kích hoạt ứng dụng

Tại Đà Nẵng, trung tâm Giao dịch CNTT-TT được xây dựng nhằm hỗ trợ quản lý, khai thác và ứng dụng cơ sở kỹ thuật hạ tầng về CNTT-TT; Tổng đài hành chính công Đà Nẵng ra đời, cung cấp thông tin về các dịch vụ công, các thông tin kinh tế-xã hội… Tại đây đã hình thành Mạng đô thị Thành phố kết nối trên 90 sở, ban, ngành và đặc biệt là trên 170 điểm kết nối Wi-Fi trải khắp thành phố, phục vụ miễn phí người dân và khách du lịch. Đồng thời hệ thống quản lý giao thông công cộng thông minh với hơn 100 xe buýt được lắp thiết bị định vị toàn cầu, lịch trình xe buýt truy cập thông qua ứng dụng mobile hay website.

Các hệ thống đăng ký bằng lái xe, đăng ký kinh doanh và đăng ký đầu tư đã được hoàn thành và sẽ sớm được đưa vào sử dụng.

Theo ông Phạm Quang Tú - Giám đốc Ban quản lý Dự án Phát triển CNTT-TT Việt Nam “Việc triển khai dự án CNTT đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển CNTT-TT ở Việt Nam, đặc biệt là dự án hỗ trợ cho việc cải cách hành chính, triển khai dịch vụ công. Và quan trọng là hoàn thiện hệ thống pháp lý theo các chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng giao dịch điện tử công khai, minh bạch, nên đó cũng là một trong những nhân tố góp phần đẩy nhanh tiến độ hiện thực hóa lộ trình phát triển và ứng dụng CPĐT tại
Việt Nam.

Đào tạo nhân lực

Để triển khai các ứng dụng CNTT – TT, nhân tố kỹ thuật – mạng lưới chỉ là điều kiện cần, còn quyết định đến sự thành bại phải kể đến nhân tố con người. Hiểu được tầm quan trọng đó, Dự án đã tổ chức đào tạo, nâng cao nhận thức và đẩy mạnh ứng dụng CNTT cho các cán bộ quản lý Nhà nước cũng như một bộ phận doanh nghiệp.

Trên 500 Lãnh đạo thông tin (CIO) của các bộ, ban, ngành, các tỉnh thành phố trên cả nước và một bộ phận doanh nghiệp; và hơn 1.000 cán bộ của Bộ TT&TT và một bộ phận các doanh nghiệp đã được đào tạo. Trong các hợp phần khác của Dự án (Tổng cục Thống kê, Hà Nội, Đà Nẵng), trên 1.000 cán bộ được đào tạo và cấp chứng chỉ.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG