Di động với cụ già 'thất thập cổ lai hy' ở Tây Nguyên

Với cụ Y Ghi (81 tuổi, dân tộc Êđê), điện thoại di động không chỉ là vật bất ly thân để liên lạc mà nó còn là phương tiện giải trí hàng ngày.
Với cụ Y Ghi (81 tuổi, dân tộc Êđê), điện thoại di động không chỉ là vật bất ly thân để liên lạc mà nó còn là phương tiện giải trí hàng ngày.
Vào một ngày cuối tháng 4, một cụ già cứ loay hoay giữa trưa nắng trong khu vực tổ chức lễ hội “Âm vang đại ngàn” (thành phố Buôn Ma Thuột) để tìm một cái gì đó. Hóa ra cụ quên di động ở khách sạn.

Cụ già quên điện thoại năm nay đã 76 tuổi là người Êđê. Bình thường, điện thoại di động được cụ dùng để nghe đài và gọi cho con, cháu mỗi khi có việc cần “lúc chúng đang đi rẫy”. Trong lần cùng nhiều người già khác dự chương trình “Âm vang đại ngàn” tại Buôn Ma Thuột, vào đúng lúc vui muốn gọi về cho con thì cụ phát hiện mình quên điện thoại ở khách sạn. Cũng vì thế, cụ cứ loay hoay giữa trưa nắng để tìm vật vốn được coi là “bất ly than” của mình.

Nhưng ngay sau đó, một nhân viên của Viettel (đơn vị tổ chức lễ hội) đã cho cụ mượn di động để gọi.

Vừa gọi điện thoại về cho cháu từ sân tổ chức lễ hội “Âm vang đại ngàn”, cụ Y Ghi (81 tuổi) ở buôn Eapô (Đắk Nông) cho biết đã dùng di động được hơn 2 năm. Với rất nhiều người ở tuổi “cổ lai hy” như cụ Y Ghi, làm quen và sử dụng điện thoại di động không phải quá cần thiết. Tuy nhiên, với một người Tây Nguyên như cụ, “dế” là vật không thể thiếu bởi nó giúp cụ liên lạc với con cháu dễ dàng khi cần “trong khi chúng đang ở trên rẫy hoặc đi công việc”.

Một thanh niên trong đội biểu diễn nghệ thuật cùng đoàn với cụ Y Ghi cho biết: “Con cháu đi suốt, các cụ già ở nhà, nếu không có điện thoại để nghe đài, ca nhạc, hỏi chuyện tổng đài.... thì buồn lắm. Đây là chưa kể đến việc khi cần liên lạc mà con cháu đang ở xa”.

Cùng tham gia đoàn biểu diễn nghệ thuật ở lễ hội, cụ K Măng, 71 tuổi (dân tộc Mạ, Đắk Nông) đã có thâm niên dùng di động tới 4 năm. Có 4 đứa con và mỗi đứa làm một nghề, việc liên lạc thường xuyên với con cháu của cụ K Măng không thể thiếu “dế” và nó cũng làm tốn của cụ tới 20.000 đồng cho 3 ngày (lúc cao điểm). Cụ không nhớ số điện thoại nào của con nháu mà vẫn gọi được đơn giản là có người đã nhập sẵn số trong dế và K Măng chỉ cần ấn một nút là liên lạc được.

Ở vùng Tây Nguyên nói riêng và nhiều huyện vùng núi khác ở Việt Nam, việc sử dụng điện thoại di động của những người già (thậm chí trên 70 tuổi) không còn hiếm. Con cháu vắng nhà, điện thoại di động không chỉ là phương tiện liên lạc của những cụ già mà còn là phương tiện giải trí của họ. Đặc biệt từ khi Viettel mở tổng đài giải đáp thắc mắc bằng tiếng dân tộc, những cụ già vốn không giỏi tiếng Kinh trở nên thân thiết hơn với “dế”.

Tuy nhiên, điểm thú vị trong việc dùng di động của người già tại đây là hầu hết đều coi đó là một nhu cầu không thể thiếu như cơm ăn, nước uống chứ không phải là thứ “có cũng được”. Cụ Y Thuot, 83 tuổi, dân tộc Êđê chia sẻ, mới đầu cụ dùng di động vì con cháu sắm cho, để tiện liên lạc. Nhưng sau 2 năm sử dụng, “dế” trở thành vật bất ly thân bởi nó giúp cụ giải trí bằng việc nghe đài, nghe ca nhạc, gọi điện lên tổng đài bằng tiếng Êđê để hỏi chuyện cho vui khi con cái đi vắng. “Không có di động thì buồn lắm”, cụ Y Thuot nói.

Nếu như trước đây, việc dùng điện thoại di động là một xu hướng thời thượng với những người đồng bào dân tộc thiểu số thì giờ đây nó trở thành một điều tất yếu trong đời sống hàng ngày. Ngoài việc vùng phủ sóng di động được Viettel lan rộng khắp các thôn bản (thậm chí cả những nơi còn chưa có điện), giá cước xuống thấp và điện thoại chỉ còn vài trăm nghìn đồng/chiếc đã khiến cho sử dụng “dế” trở nên dễ dàng với mọi người.

Riêng với những người đồng bào dân tộc thiểu số họ lựa chọn mạng đi động của quân đội như một lẽ tự nhiên bởi đây là hãng viễn thông có vùng phủ sóng rộng nhất ở khu vực miền núi, Tây Nguyên. Họ cũng là mạng di động đầu tiên có hệ thống bán hàng đến từng thôn bản.

Thêm nữa, nhiều chương trình từ thiện, xã hội kèm những dịch vụ được tổ chức, thiết kế riêng cho người dân tộc ít người đã khiến cho Viettel trở thành lựa chọn đầu tiên của người Tây Nguyên khi dùng di động vì cảm tình dành cho thương hiệu này. Khi được hỏi tại sao người dân lại chỉ dùng Viettel, Byaf Ykhiier (60 tuổi, người dân tộc Êđê) nói: “Nó tốt, ai cũng dùng, gọi đâu cũng được”.

Theo Ngọc Linh

Theo Theo Dân Việt
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.