Giao lưu trực tuyến “Thu hút nhà khoa học trẻ, cách nào?”

Giao lưu trực tuyến “Thu hút nhà khoa học trẻ, cách nào?”
TPO - Hôm nay, 25/8/2015, tại Báo Tiền phong diễn ra buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Thu hút nhà khoa học trẻ, cách nào?” do Báo Tiền phong phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. 

Buổi giao lưu có sự tham dự của ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. GS.TS Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. 

Ngoài ra, buổi giao lưu còn có sự tham dự của ba nhà khoa học trẻ tài năng, đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu gồm: PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, người vừa dành giải thưởng trẻ của giải thưởng Tạ Quang Bửu, vinh danh những nghiên cứu xuất sắc trong nghiên cứu khoa  học cơ bản;

ThS. Lê Văn Huyên, người có 11 sáng kiến, giải pháp giúp Tổng công ty Viễn thông Mobifone tiết kiệm 25 tỷ đồng chi phí đầu tư;

TS.Vũ Thị Thu ,Trường đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhà khoa học có  tám bài báo quốc tế, một văn bằng bảo hộ, một công trình áp dụng thực tế, mười hai nhiệm vụ NCKH cùng ba giải thưởng KH&CN và 23 bài đăng hội thảo quốc tế trong lĩnh vực sinh lý học, y sinh.

Buổi giao lưu là cơ hội để độc giải trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực sử dụng, trọng dụng nhà khoa học trẻ đồng thời lắng nghe chia sẻ của chính những nhà khoa học trẻ đã đạt được thành công trong nghiên cứu. Bạn đọc của báo Tiền Phong có thể giao lưu với các vị khách mời bằng cách đặt câu hỏi, gửi ý kiến, hiến kế cho chủ đề thú vị này. 

Thời gian qua, Chính phủ và Bộ KH&CN đã dành nhiều sự quan tâm đối các nhà khoa học trẻ Việt Nam. Nghị định 40/2014/NĐ-CP quy định về sử dụng, trọng dụng các cá nhân hoạt động khoa học công nghệ đã dành riêng một mục quy định những chính sách đãi ngộ với các nhà khoa học trẻ tài năng.  

Với những nỗ lực của Bộ KH&CN trong việc tạo hành lang pháp lý thông thoáng như ban hành Nghị định 95/2014/NĐ-CP Quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN; Thông tư 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước… lần lượt gỡ bỏ những nút thắt trong nghiên cứu khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho nhà khoa học nói chung, nhất là nhà khoa học trẻ có môi trường phát triển thuận lợi. 

Đồng thời Bộ KH&CN đang triển khai các phương thức hỗ trợ kinh phí, đầu tư cho các đề tài, dự án nghiên cứu - ứng dụng bằng cơ chế Quỹ: Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (Nafosted), các Chương trình phát triển KH&CN và đang tiếp tục hoàn thiện Quỹ Phát triển KH&CN của các Bộ, Ngành, Doanh nghiệp, địa phương, các nguồn lực khác. Song song với đó là việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho các tổ chức KH&CN nhằm hỗ trợ cho nhà khoa học nói chung và nhà khoa học trẻ nói riêng có điều kiện thực hiện các nghiên cứu của mình.

Cùng với sự đam mê của mình, để có được sự thành công như ngày hôm nay, các nhà khoa học trẻ cũng nhận được sự hỗ trợ từ phía các Viện, Trường, tổ chức nghiên cứu, nơi họ công tác như môi trường học thuật, cơ sở vật chất, kết nối, giao lưu…  hay từ sự tâm huyết và phối hợp của thế hệ các nhà khoa học thế hệ đi trước.  

Đặc biệt, tháng 9 tới, lần đầu tiên, Bộ KH&CN tổ chức sự kiện "Lãnh đạo Chính phủ gặp mặt các nhà khoa học trẻ". Sự kiện này một lần nữa khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Bộ KH&CN đối với các nhà khoa học trẻ - tương lai của nền KH&CN Việt Nam cũng như tương lai của nước nhà trong thời đại hội nhập và cạnh tranh.

Để có thể đặt câu hỏi cho các khách mời tham dự giao lưu trực tuyến, mời quý gửi câu hỏi cho các khách mời về địa chỉ: online@baotienphong.com.vn

Buổi giao lưu trực tuyến bắt đầu

Giao lưu trực tuyến “Thu hút nhà khoa học trẻ, cách nào?”

DANH SÁCH KHÁCH MỜI

Cuộc giao lưu trực tuyến với chủ đề “Thu hút nhà khoa học trẻ, cách nào?” do báo Tiền Phong phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức bắt đầu từ 14h thứ Ba, 25/8 trên báo điện tử Tiền Phong (www.tienphong.vn).

Giao lưu trực tuyến “Thu hút nhà khoa học trẻ, cách nào?” ảnh 6 Các vị khách mời tại cuộc giao lưu trực tuyến. Ảnh: Như Ý
Cuộc giao lưu có sự tham dự của ông Phạm Công Tạc - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; GS.TS Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. 

Ngoài ra, buổi giao lưu còn có sự tham dự của ba nhà khoa học trẻ tài năng, đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu gồm:

- PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp - Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, người vừa giành giải thưởng trẻ của giải thưởng Tạ Quang Bửu, vinh danh những nghiên cứu xuất sắc trong nghiên cứu khoa  học cơ bản;

- ThS. Lê Văn Huyên, người có 11 sáng kiến, giải pháp giúp Tổng công ty Viễn thông Mobifone tiết kiệm 25 tỷ đồng chi phí đầu tư;

- TS. Vũ Thị Thu - Trường đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhà khoa học có tám bài báo quốc tế, một văn bằng bảo hộ, một công trình áp dụng thực tế, mười hai nhiệm vụ NCKH cùng ba giải thưởng KH&CN và 23 bài đăng hội thảo quốc tế trong lĩnh vực sinh lý học, y sinh.

Buổi giao lưu là cơ hội để độc giả trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực sử dụng, trọng dụng nhà khoa học trẻ đồng thời lắng nghe chia sẻ của chính những nhà khoa học trẻ đã đạt được thành công trong nghiên cứu.

Thời gian qua, Chính phủ và Bộ KH&CN đã dành nhiều sự quan tâm đối các nhà khoa học trẻ Việt Nam. Nghị định 40/2014/NĐ-CP quy định về sử dụng, trọng dụng các cá nhân hoạt động khoa học công nghệ đã dành riêng một mục quy định những chính sách đãi ngộ với các nhà khoa học trẻ tài năng.  

Với những nỗ lực của Bộ KH&CN trong việc tạo hành lang pháp lý thông thoáng như ban hành Nghị định 95/2014/NĐ-CP Quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN; Thông tư 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước… lần lượt gỡ bỏ những nút thắt trong nghiên cứu khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho nhà khoa học nói chung, nhất là nhà khoa học trẻ có môi trường phát triển thuận lợi. 

Đồng thời Bộ KH&CN đang triển khai các phương thức hỗ trợ kinh phí, đầu tư cho các đề tài, dự án nghiên cứu - ứng dụng bằng cơ chế Quỹ: Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (Nafosted), các Chương trình phát triển KH&CN và đang tiếp tục hoàn thiện Quỹ Phát triển KH&CN của các Bộ, Ngành, Doanh nghiệp, địa phương, các nguồn lực khác. Song song với đó là việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho các tổ chức KH&CN nhằm hỗ trợ cho nhà khoa học nói chung và nhà khoa học trẻ nói riêng có điều kiện thực hiện các nghiên cứu của mình.

Cùng với sự đam mê của mình, để có được sự thành công như ngày hôm nay, các nhà khoa học trẻ cũng nhận được sự hỗ trợ từ phía các Viện, Trường, tổ chức nghiên cứu, nơi họ công tác như môi trường học thuật, cơ sở vật chất, kết nối, giao lưu…  hay từ sự tâm huyết và phối hợp của thế hệ các nhà khoa học thế hệ đi trước.  

Đặc biệt, tháng 9/2015, lần đầu tiên, Bộ KH&CN tổ chức sự kiện "Lãnh đạo Chính phủ gặp mặt các nhà khoa học trẻ". Sự kiện này một lần nữa khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo Bộ KH&CN đối với các nhà khoa học trẻ - tương lai của nền KH&CN Việt Nam cũng như tương lai của nước nhà trong thời đại hội nhập và cạnh tranh.

Bắt đầu cuộc giao lưu trực tuyến, nhà báo Nguyễn Việt Hùng - Phó Tổng thư ký tòa soạn, Trưởng ban Khoa giáo Báo Tiền Phong, cho biết: Việt Nam vốn có xuất phát điểm là một quốc gia thuần nông. Từ năm 2008, VN bắt đầu thoát nghèo với GDP bình quân đầu người chạm ngưỡng 1.000 USD và liên tục tăng những năm sau ở  mức đáng kể, trung bình 10% mỗi năm.

Cho đến nay, dù đã thoát khỏi danh sách những nước nghèo với thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 2.200 USD, song mức thu nhập này còn cách rất xa so với mức thu nhập 5.600 USD/người/năm của nhóm các nước có thu nhập trung bình.

Nhiều chuyên gia cảnh báo nguy cơ VN rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”. Xung quanh ta, hiện rất nhiều nước cũng đang loay hoay tìm cách thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” nhưng không dễ, như  Philippines, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc...  Theo thống kê, trong số 113 nước thuộc nhóm thu nhập trung bình năm 1960, hiện mới chỉ có 13 quốc gia trở thành nước có thu nhập cao, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore...

Vậy con đường nào để đất nước chúng ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình để vươn lên thịnh vượng và văn minh ? Lịch sử đã chứng minh, không có con đường nào khác ngoài việc phải phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, thoát khỏi hình ảnh một đất nước cố hữu của một đất nước nông nghiệp.

Thưa quý vị, bao giờ những sản phẩm xuất khẩu của VN đậm đặc hàm lượng chất xám và công nghệ, bao giờ tỷ trọng xuất khẩu của chúng ta bớt đi tài nguyên khoáng sản, bớt đi hàng hóa nông, lâm, thủy sản dưới dạng nguyên liệu thô, bao giờ hàng hóa “made in VN” ngày càng nhẹ về trọng lượng mà nặng về giá trị? Không có con đường nào khác là VN phải trở thành quốc gia mạnh về ứng dụng sáng chế khoa học công nghệ.

Đó cũng chính là chủ đề tâm điểm của buổi giao lưu trực tuyên ngày hôm nay -  “Thu hút nhà khoa học trẻ, cách nào?” do báo Tiền Phong phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

Một số nước phát triển đột phá vì xuất phát điểm là giáo dục, gồm đào tạo nhân tài và sử dụng nhân tài. Việc sử dụng nhân tài không phải là vấn đề mới, đã được đặt ra trong các chính sách phát triển.

Các nhà khoa học có trở về nước hoặc không trở về nước nhưng vẫn đóng góp cho đất nước. Tuy nhiên tốt nhất là trở về làm việc trong nước.

Giao lưu trực tuyến “Thu hút nhà khoa học trẻ, cách nào?” ảnh 7 Tổng biên tập báo Tiền Phong, ông Lê Xuân Sơn.

Mở đầu buổi tọa đàm, Tổng biên tập báo Tiền Phong, ông Lê Xuân Sơn cho biết: " Một số nước phát triển đột phá nhờ xuất phát điểm là giáo dục, gồm đào tạo nhân tài và sử dụng nhân tài. Các nhà khoa học cần môi trường làm việc để có thể sáng tạo. Trong đó, chế độ đãi ngộ vô cùng quan trọng. Trong khuôn khổ buổi giao lưu trực tuyến, Báo Tiền Phong hi vọng đóng góp vào việc giải quyết vấn đề thu hút các nhà khoa học trẻ đóng góp cho đất nước".

Nhà báo Nguyễn Việt Hùng đặt vấn đề: Thưa quý vị, Luật KHCN mới có hiệu lực từ 1/1/2014 được đánh giá là đã có nhiều đột phá, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, thuận tiện để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền KHCN nước nhà. Tiếp đó là hàng loạt Nghị định, Thông tư được ban hành kịp thời như Nghị định 40/2014/NĐ-CP quy định về sử dụng, trọng dụng các cá nhân hoạt động khoa học công nghệ; Nghị định 95/2014/NĐ-CP Quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN; Thông tư 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước… Xin Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc giải thích rõ hơn về những chính sách này và tác động của nó đối với giới KHCN nước nhà ?

Giao lưu trực tuyến “Thu hút nhà khoa học trẻ, cách nào?” ảnh 8 Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc .

+ Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho biết: "Để phát triển trong giai đoạn mới, Việt  Nam cần đầu tư phát triển khoa học công nghệ, quan tâm tới những người làm khoa học, các nhà khoa học trẻ.

Ngày 18/6/2013, Quốc hội đã thông qua luật Khoa học Công nghệ (KHCN) coi như là sự thay đổi lớn về quản lý các văn bản pháp lý ở mức cao nhất đối với lĩnh vực KHCN. Sau đó, các Bộ ngành liên quan đã ban hành một loạt các nghị định thông tư, giúp khoa học VN phát triển.

Muốn phát triển KHCN ở Việt Nam, cần đi theo những con đường chung mà cả thế giới đang đi.

Các thông tư đề cập tới vấn đề tài chính, xây dựng tự toán, định mức cho chi tiền dành cho khoa học công nghệ. Đây là những văn bản khắc phục được tồn tại khó khăn, để phát triển KHCN trong sản xuất kinh doanh.

Bộ KHCN cùng các Bộ ngành căn cứ vào tình hình thực tế, xây dựng các văn bản nhằm khoa học phát triển hơn nữa, các sản phẩm ứng dụng KHCN có thể cạnh tranh trong thị trường trong nước và quốc tế.

Tương lai gần chúng ta sẽ gia nhập TPP, các doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng tốt, giá cạnh tranh bắt buộc phải ứng dụng KHCN".

Nhà báo Nguyễn Việt Hùng đặt câu hỏi: Với tư cách là lãnh đạo Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, GS.TSKH Dương Ngọc Hải có thể cho biết những chính sách, đãi ngộ đã và sắp ban hành dành cho KHCN nước nhà liệu đã đủ sức thu hút các nhà KHCN trẻ đầu quân vào Viện của ông chưa ? Nếu chưa đủ thì cần có thêm những chính sách nào nữa ?

Giao lưu trực tuyến “Thu hút nhà khoa học trẻ, cách nào?” ảnh 9 GS.TSKH Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

+ GS.TSKH Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết: "Ngoài một số văn bản về Luật, nghị định, thông tư, trong thời gian gần đây, Việt Nam đã phê duyệt những chiến lược lớn, như ứng dụng năng lượng nguyên tử, khoa học vũ trụ. Tuy nhiên chưa đủ. Chúng ta cần thêm những chính sách để thu hút các nhà khoa học trẻ.

Viện Hàn lâm khoa học VN là nơi nghiên cứu khoa học thuận lợi nhất. Môi trường làm việc, hợp tác quốc tế cởi mở. Điều kiện tối thiểu để nghiên cứu tại viện là 1 năm làm việc tại nước ngoài.
Viện cũng có những chính sách, đề tài nghiên cứu cho các tiến sĩ, thạc sĩ trẻ. Chính sách chưa đủ để các nhà nghiên cứu có thể toàn tâm toàn ý.

Hiện các nhà khoa học đang hưởng lương theo hành chính, chưa hợp lý và cần thay đổi cơ chế".


  • 1. Thời gian: Thứ bảy, ngày 22/08/2015 - 15:28
  • 2. Địa điểm: Trụ sở Báo Tiền Phong

Bạn lê thành long, lethanhlong626@yahoo.com hỏi:

Cám ơn báo Tiền Phong đã tổ chức buổi giao lưu. Tôi xin hỏi ông Phạm Công Tạc - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ từ khi làm Thứ trưởng, đã bao giờ ông “vi hành không kèn trống- thăm quan không báo trước hoặc k gửi công văn thông báo trước” xuống các phòng nghiên cứu, phòng thực nghiệm, ứng dụng tiến bộ KHCN để trực tiếp trao đổi với các nhà khoa học, đặc biệt là các bạn trẻ về các chính sách, đãi ngộ và những khó khăn cần được giúp đỡ trong công việc thường ngày?

Ông Phạm Công Tạc
Ông Phạm Công Tạc

Bản thân tôi có rất nhiều người bạn đang làm giáo viên ở các trường đại học, đang làm nghiên cứu ở các viện nghiên cứu và chúng tôi thường xuyên gặp gỡ nhau. Do vậy, tôi cũng có thể hiểu được những tâm tư nguyện vọng, những khó khăn của các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ hiện nay.


Bạn Nguyễn Thị Thu Hà, linhlinh6976@yahoo.com hỏi:

Nước ta đang triển khai chương trình phát triển Điện hạt nhân. Vậy Bộ KHCN đã có những ưu đãi gì để thu hút nguồn nhân lực trẻ vào ngành năng lượng nguyên tử.

Ông Phạm Công Tạc
Ông Phạm Công Tạc

Để phục vụ chương trình phát triển Điện hạt nhân, Chính phủ có dự án đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân và giao cho Bộ Giáo dục và đào tạo chủ trì. Ngoài ra, gần đây Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 45/2014/QĐ-TTg, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-10-2014 về ưu đãi nghề nghiệp. Theo đó, những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc tại Cục Năng lượng nguyên tử, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thuộc Bộ KH và CN sẽ được hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp 70%, 50%, 40% và 20% tùy thuộc vị trí việc làm trong các đơn vị này.

Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của bộ KH và CN. Chính sách nói trên là nguồn động viên thiết thực, đồng thời là một giải pháp quan trọng để thu hút và giữ chân những cán bộ khoa học giỏi làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam.

Bạn Lê Duy Bách, leduybach.lkt@gmail.com hỏi:

Kỳ vọng của chị về những cơ chế, chính sách đãi ngộ, trọng dụng các nhà khoa học trẻ?

TS.Vũ Thị Thu
TS.Vũ Thị Thu

Với mình niềm tin luôn hiện hữu trong cuộc sống. Hiện tại Đại học Quốc gia Hà Nội nơi mình công tác đang có nhiều cơ chế chính sách đãi ngộ thu hút các cán bộ trẻ, đặc biệt là những người có trình độ tiến sĩ. Trường có nhu cầu thu hút khoảng 500 nhà khoa học, quản lý trình độ cao, từ tiến sĩ trở lên.

Các bạn trẻ quan tâm và có mong muốn nguyện vọng về VNU thì có thể tham khảo và ứng tuyển trực tuyến tại website của trường.

Bạn Trần Thu Trang, thutrangtran.1993@gmail.com hỏi:

Em muốn hỏi chị Thu, là phụ nữ làm nghiên khoa học, chị thấy có thiệt thòi gì so với nam giới không ạ? Nhiều người cũng từng có ước mơ theo con đường nghiên cứu nhưng bố mẹ không đồng ý vì nghĩ làm nghiên cứu vất vả, khô khan, không hợp với phụ nữ. Chị Thu có bị gia đình không đồng ý khi chọn con đường này không ạ? Chị có nghĩ công việc nghiên cứu là khô khan, vất và và buồn tẻ không

TS.Vũ Thị Thu
TS.Vũ Thị Thu

Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Mình xin trả lời là không, ngoại trừ sức khỏe, việc đảm nhiệm và hoàn thành thiên chức của người phụ nữ thì mình thấy không có sự phân biệt giữa phụ nữ và nam giới trong nghiên cứu khoa học. Gia đình hoàn toàn ủng hộ những quyết định của mình. Như mình đã trả lời ở trên khi mà cơ duyên đến với mình, được làm việc mình yêu thích một cách nghiêm túc và nhiệt tình thì không có gì là khô khan, vất vả hay buồn tẻ.

Bạn Nguyễn Văn Dũng (Đại học Y Hà Nội) hỏi:

Chị có thể cho biết hành trình đến, gắn bó với ngành Sinh lý học y học như thế nào? Tại sao chị lại chọn mà không phải lĩnh vực khác để nghiên cứu?

TS.Vũ Thị Thu
TS.Vũ Thị Thu

Đó là một cơ duyên. Nghiên cứu sinh lý giúp mình được tiếp cận gần hơn với y học- một lĩnh vực mà mình cũng yêu thích nhưng không có điều kiện để theo đuổi.

TS.Vũ Thị Thu
TS.Vũ Thị Thu

Đó là một cơ duyên. Nghiên cứu sinh lý giúp mình được tiếp cận gần hơn với y học- một lĩnh vực mà mình cũng yêu thích nhưng không có điều kiện để theo đuổi.

Bạn Nguyên Hoàng hỏi:

Được biết, đầu tháng 9 tới Bộ KH&CN sẽ tổ chức buổi gặp gỡ giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với các nhà khoa học trẻ? Thứ trưởng cho biết mục đích, ý nghĩa của sự kiện trọng đại này?

Ông Phạm Công Tạc
Ông Phạm Công Tạc

Kinh tế nước ta từ khi mở cửa từ năm 1986 đã có những bước tiến vượt bậc nhưng trong những năm gần đây đang có dấu hiệu chững lại. Bởi lẽ những điều kiện giúp Việt Nam đạt được những bước tiến đó như nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân công lao động giá rẻ, việc tháo gỡ các cơ chế chính sách... đang ngày càng thu hẹp lại, do đó để duy trì phát triển kinh tế xã hội, Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.

Vào tháng 5/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi gặp mặt các nhà khoa học không chuyên. Và dự kiến vào tháng 9 tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức buổi gặp gỡ của Thủ tướng với các nhà khoa học trẻ. Việc này cũng thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và nhà nước đối với sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ của đất nước, đối với các nhà khoa học, trong đó có các nhà khoa học trẻ tuổi.


Bạn Độc giả Duy Hưng (Học viện Bưu chính Viễn thông, Hà Nội) hỏi:

Gần đây, tôi có nghe, đọc trên nhiều báo, đài và được biết, Bộ Khoa học và Công nghệ đã bước đầu triển khai thành công Đề án thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon của Hoa Kỳ. Đề án này giúp một số nhóm bạn trẻ đam mê sáng tạo khởi nghiệp thành công. Tôi muốn hỏi, thời gian tới, đề án này sẽ được triển khai như thế nào? Có nhiều cơ hội cho những người trẻ như tôi tham gia vào đề án không?

Ông Phạm Công Tạc
Ông Phạm Công Tạc

Đề án theo mô hình này là để giúp các em học sinh - sinh viên và các nhà khoa học trẻ có ý tưởng về công nghệ, bước đầu tư vấn về mặt pháp lý, quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức giới thiệu về ý tưởng, đào tạo huấn luyện, mời chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá, chọn ra những ý tưởng khả thi để kêu gọi các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vốn,... nhằm đưa ý tưởng thành sản phẩm hàng hóa để đưa ra thị trường.

Năm 2014, Bộ Khoa học và công nghệ, cụ thể là Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ đã chọn được 10 nhóm và kêu gọi đầu tư khoảng 10.000 đô la cho mỗi nhóm. Đến nay đã bước đầu thu được thành công. Những năm tiếp theo, chúng tôi tiếp tục triển khai mô hình này.

Bạn Hà Thu Mai, hathumai.nnnt@gmail.com hỏi:

Kỳ vọng của anh về những cơ chế, chính sách đãi ngộ, trọng dụng các nhà khoa học trẻ?

ThS. Lê Văn Huyên
ThS. Lê Văn Huyên

Hiện tại thì mình kỳ vọng nhất là vào cơ chế lương. Cơm áo gạo tiền vẫn rất quan trọng, vẫn là vấn đề nổi cộm. Bạn bè mình có rất nhiều người khi ra trường đã vào làm việc trong những viện nghiên cứu. Một số thì xin được học bổng, ra nước ngoài tiếp tục nghiên cứu (và nhiều năm rồi vẫn chưa thấy về). Một phần lớn thì nghỉ việc, hoặc ra thị trường làm thuê cho các công ty nước ngoài, hoặc tự kinh doanh riêng. Chỉ còn một số rất nhỏ còn ở lại, tham gia đào tạo.

Bạn Lê Quang Hùng, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam: hỏi:

Tôi có một câu hỏi chung muốn hỏi ba vị khách mời là nhà khoa học trẻ: Người trẻ thì nhiệt huyết, nhà khoa học trẻ tôi nghĩ càng nhiệt huyết nhưng không phải ai cũng thành công. Các bạn là những người đã đạt được thành công bước đầu trong nghiên cứu. Vậy tôi muốn hỏi, ngoài nỗ lực của bản thân thì đâu là nguyên nhân giúp các bạn thành công? Các bạn nhận được sự giúp đỡ gì từ Bộ KH&CN, của viện, trường, doanh nghiệp nơi các bạn đang công tác?

TS.Vũ Thị Thu
TS.Vũ Thị Thu

Ngoài nỗ lực của bản thân thì việc may mắn được làm việc trong một môi trường nghiên cứu khoa học tốt có nhiều người giỏi giúp mình luôn cố gắng phấn đấu trong công việc.

Mình nhận được nhiều sự giúp đỡ quan tâm của trường, đơn vị khoa Sinh, cùng với các  thầy cô, đồng nghiệp nơi mình công tác.

ThS Lê Văn Huyên: Với cá nhân tôi thì để có những kết quả tốt trong giai đoạn công tác vừa qua, cần có một yếu tố rất quan trọng là có môi trường để ứng dụng. Cá nhân tôi làm việc trong doanh nghiệp, cho đến thời điểm này, công việc chính vẫn chưa là nghiên cứu. Những ý tưởng của tôi hầu hết đều nhỏ, việc hoàn thiện ý tưởng không tốn quá nhiều thời gian, nhưng bù vào đó là quá trình đưa ý tưởng vào thực tế. Nhờ có sự phối hợp của các anh chị em đồng nghiệp, sự hỗ trợ của lãnh đạo doanh nghiệp, các ý tưởng của tôi mới có thể trở thành hiện thực.. 

PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp: Trong quá trình làm nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự động viên khích lệ của các thầy GS Nguyễn Văn Khuê, GS Urban Cegrell, của nhà trường Đại học Sư phạm Hà Nội nơi trước đây tôi công tác. Sau này khi chuyển sang công tác ở viện Toán học, tôi nhận được rất nhiều quan tâm, giúp đỡ, động viên, khích lệ của ban lãnh đạo cũng như của các giáo sư ở Viện.

Viện Toán đã tạo điều kiện và giao nhiệm vụ xây dựng, phát triển nhóm nghiên cứu giải tích tại Viện. Viện Hàn lâm KH&CN đã rất quan tâm ủng hộ về cơ sở vật chất, tài chính để thực hiện nhiệm vụ này. Bộ KH&CN là cơ quan chủ quản về khoa học đã rất quan tâm đến các nhà khoa học trẻ, thông qua quỹ phát triển khoa học, bộ tài trợ cho rất nhiều chương trình, dự án nghiên cứu khoa học với cơ chế thông thoáng cho các nhà khoa học.

Đặc biệt trong năm 2015 vừa qua, tôi đã được nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho nhà khoa học trẻ. Điều này đã động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học tích cực làm việc và đạt được những thành tích nhất định góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ của nước nhà.

Bạn Trần Đại Nam, trandainam.hust1996@gmail.com hỏi:

Em được biết làm việc ở một công ty công nghệ thì rất căng thẳng. Có bao giờ áp lực công việc quá mệt mỏi khiến anh muốn dừng bước chưa ạ? Khi ấy anh làm thế nào để vượt qua ạ?

ThS. Lê Văn Huyên
ThS. Lê Văn Huyên
Giao lưu trực tuyến “Thu hút nhà khoa học trẻ, cách nào?” ảnh 21 ThS. Lê Văn Huyên
Hồi mới ra trường và đi làm ở công ty đầu tiên, mình thấy khá căng thẳng. Nhưng dần rồi cũng quen đi. Mệt mỏi, mình dừng bước. Nghỉ một lát, rồi lại tiếp tục đi thôi. Cuộc đời là trải nghiệm, trải nghiệm là hạnh phúc.

Bạn Trần Nguyễn Anh, trannguyenanh.1988@gmail.com hỏi:

Thưa Thứ trưởng, các nhà khoa học trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc nhận đề tài, dự án, làm chủ nhiệm đề tài dự án. Hiện nay điều này có thay đổi gì không ạ? Nhà khoa học trẻ như cháu có cơ hội nào để tiếp cận đề tài, dự án không ạ?

Ông Phạm Công Tạc
Ông Phạm Công Tạc

Tại điều 24 Chính sách trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng Nghị định 40 của Chính phủ quy định về việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, có quy định: Nhà khoa học trẻ tài năng được tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ xem xét giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước để thành lập hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ...


Bạn Nguyễn Hải Hòa, Haihoa.nguyen1994@gmail.com hỏi:

Chị có hài lòng với những kết quả mình đạt được hay không? Mục tiêu phấn đấu của chị trong thời gian tới là gì

TS.Vũ Thị Thu
TS.Vũ Thị Thu
Giao lưu trực tuyến “Thu hút nhà khoa học trẻ, cách nào?” ảnh 24 TS. Vũ Thị Thu
Mình luôn cảm thấy hạnh phúc với những gì mình đã cố gắng đat được. Tuy nhiên không vì thế mà cho phép mình dừng lại. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào mình cũng luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ và công việc được giao phó.

Bạn Lê Tiến Mạnh (Quận 7, TPHCM) hỏi:

Theo anh, với một người làm khoa học công nghệ cho một doanh nghiệp thì điều gì là quan trọng nhất?

ThS. Lê Văn Huyên
ThS. Lê Văn Huyên

Với mình hiện tại điều quan trọng nhất là “được làm” – có cơ hội được làm nghiên cứu, có cơ hội được ứng dụng nghiên cứu của mình vào thực tế.

Bạn Nguyên Khánh, nguuyenkhanh02021982@gmail.com hỏi:

Tôi được biết Bộ Khoa học và Công nghệ đang xây dựng Viện nghiên cứu Việt Nam – Hàn Quốc (V-KIST) giống với mô hình viện KIST của Hàn Quốc. Tôi muốn hỏi viện này sẽ nghiên cứu trên những lĩnh vực gì? Cơ hội cho các nhà khoa học Việt kiều về nước làm việc có nhiều không?

Ông Phạm Công Tạc
Ông Phạm Công Tạc

Trong chuyến thăm chính thức tại Hàn Quốc vào năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Hàn Quốc lúc đó đã thỏa thuận Hàn Quốc viện trợ cho Việt Nam khoảng 35 triệu đô la Mỹ để giúp nước ta xây dựng một viện nghiên cứu theo mô hình Viện KIST.

Viện KIST là một trong những viện nổi tiếng trên thế giới được thành lập cách đây khoảng nửa thế kỷ và đã có đóng góp rất lớn cho phát triển của đất nước Hàn Quốc. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 18/5/2015, Thủ tướng chính phủ đã ký nghị định số 50 về việc thành lập viện này, gọi là V-KIST. Hiện nay, phía Việt Nam đang phối hợp với Hàn Quốc triển khai các công tác chuẩn bị cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và thành lập viện. Trong giai đoạn tới, những lĩnh vực ưu tiên của viện V-KIST đó là cơ điện tử, công nghệ sinh học phục vụ y tế và nông nghiệp, và tiếp theo là công nghệ vật liệu tiên tiến, công nghệ năng lượng - môi trường...

Việc thành lập viện này sẽ tạo cơ hội cho các nhà khoa học ở trong và ngoài nước. Bộ Khoa học và công nghệ khuyến khích các nhà khoa học là Việt kiều về làm việc tại viện V-KIST.


Bạn Châu Mỹ Linh (Cầu Giấy, Hà Nội) hỏi:

Ý kiến của anh về vai trò của Bộ KH&CN trong việc đưa ra những cơ chế, chính sách, sân chơi (chương trình sáng tạo Việt, chính sách với các vườn ươm tạo,…) khuyến khích thế hệ trẻ, tiếp lửa đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo cho thế hệ trẻ?

ThS. Lê Văn Huyên
ThS. Lê Văn Huyên

Theo mình hiểu thì đây là một trong những nhiệm vụ của Bộ KH&CN. Vai trò của Bộ KH&CN trong việc định hướng cơ chế, chính sách giúp khuyến khích nghiên cứu khoa học, đãi ngộ nhân tài là không thể phủ định được. Nhân đây thì mình cũng mong các phong trào đó được thực hiện hiệu quả hơn, sâu sát hơn tới những đơn vị kinh doanh như Mobifone (bản thân mình đến giờ biết rất ít thông tin liên quan tới các sân chơi kể trên).

Bạn Mạnh Tuấn, Manhtuan.Kieu24081987@gmail.com hỏi:

Là một người đi theo con đường nghiên cứu từ khi còn trẻ đến bây giờ, GS có thể cho biết, so với các thế hệ đi trước, nhà khoa học trẻ hiện nay có được những điều kiện thuận lợi gì (từ cơ sở vật chất, môi trường làm việc đến cơ hội đi học ở nước ngoài

GS.TS Dương Ngọc Hải
GS.TS Dương Ngọc Hải

Có thể nói thế hệ trẻ hiện nay có 2 thuận lợi cơ bản so với thế hệ chúng tôi, đó là khả năng về cơ sở vật chất tốt hơn, cơ hội học tập ở nước ngoài, hội nhập quốc tế nhiều hơn, rộng mở hơn. 

Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng ở thế hệ chúng tôi, chúng tôi có một thuận lợi rất lớn về mặt tinh thần đó là sự đánh giá cao đến mức tuyệt đối về khoa học công nghệ, cho nên khi đi học, chúng tôi hầu như 100% tập trung vào học tập và không phân tán tư tưởng về những suy nghĩ khác, những tác động xã hội. Tôi cũng không rõ giữa thuận lợi và những thách thức này, thì nhìn chung thế hệ trẻ sẽ có thuận lợi hơn chúng tôi hay không. Qua đó, tôi chỉ muốn nói rằng: mỗi thế hệ đều có những thuận lợi và thách thức mà chúng ta cần phải vượt qua. Điều kiện học tập ở nước ngoài, hội nhập quốc tế rộng mở chắc chắn vừa là thuận lợi nhưng cũng là thách thức rất lớn.

Chúc các em tận dụng được những thuận lợi của thời đại mình để đạt được những kết quả tốt nhất trong học tập và công việc sau này.

Bạn Nguyễn Sơn hỏi:

Là một trong những PGS trẻ nhất VN lại vừa giành giải thưởng danh giá PGS có thể chia sẻ chặng đường nghiên cứu của mình? Trên con đường ấy đã bao giờ anh gặp phải thất bại, động lực nào giúp anh vượt qua thất bại ấy?

PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp
PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp

Lúc bắt đầu nghiên cứu, tôi nhận được quan tâm, giúp đỡ, động viên của các thầy GS Nguyễn Văn Khuê và trường Đại học Sư Phạm Hà Nội nơi tôi trước đây công tác. Sau đó, tôi đọc một số bài báo của GS Urban Cegrell và bắt đầu nghiên cứu về phương trình Monge-Ampere. Trong thời gian đó, tôi cố gắng giải quyết một số câu hỏi mở trong lĩnh vực phương trình Monge-Ampere. Lược đồ giải quyết câu hỏi mở đã đúng hướng nhưng có một số vấn đề kỹ thuật rất khó khăn để vượt qua.

Sau một thời gian dài thì những vấn đề kỹ thuật mới được giải quyết. Kết quả này đã được tôi viết trong luận án tiến sĩ được bảo vệ ở trường Đại học Umea, Thuỵ Điển dưới sự hướng dẫn của GS Urban Cegrell. Sau này, tôi sang làm nghiên cứu tại các nước Ý, Pháp được sự giúp đỡ, hợp tác rất nhiều từ các giáo sư như Jean-Pierre Demailly, Dương Hồng Phong, Slawomir Kolodziej, Andrei Teleman, …

Với một số kết quả nhất định tôi nhận được giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho nhà khoa học trẻ. Điều đó khích lệ tinh thần tôi luôn phải cố gắng làm công tác nghiên cứu và xây dựng nhóm nghiên cứu giải tích. Viện Toán và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nơi tôi đang công tác ủng hộ, giúp đỡ về mọi mặt tinh thần, cũng như vật chất để tôi thực hiện công việc của mình một cách thuận lợi nhất.

Bạn Lê Thu Hà hỏi:

Tôi có gặp PGS ở lễ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu năm nay. Tôi rất ấn tượng với bài phát biểu của PGS khi anh kể thành công hôm nay không chỉ là thành công của riêng anh mà là công sức của nhiều người, trong đó có những người thầy của anh đã hướng dẫn rất tận tụy. Hình như anh rất may mắn vì có những người thầy tận tâm và môi trường làm việc tốt?

PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp
PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp
Giao lưu trực tuyến “Thu hút nhà khoa học trẻ, cách nào?” ảnh 31 PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp
Đúng vậy, tôi đã rất may mắn khi gặp được những người thầy, nhà Toán học tiền bối rất tận tâm động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu khoa học. Từ GS Nguyễn Văn Khuê ở trường ĐHSP Hà nội đến GS Urban Cegrell ở trường ĐH Umea (Thụy điển), GS Jean-Pierre Demailly, Viện Fourier (Pháp), GS Teleman, ĐH Aix-Marseille (Pháp) đều là những nhà khoa học rất tuyệt vời, rất say mê với khoa học và quan tâm giúp đỡ các thế hệ trẻ tiếp theo. Ngoài ra, các nhà Toán học người Việt Nam như GS Dương Hồng Phong, GS Ngô Việt Trung, … luôn động viên, giúp đỡ các nhà Toán học trẻ như chúng tôi. Sau này khi chuyển công tác sang Viện Toán học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tôi nhận được rất nhiều quan tâm, ủng hộ từ mọi người để có một trường làm việc thuận lợi nhất có thể. 

Bạn Trần Thanh Tùng, thanhtung.thuyan@gmail.com hỏi:

PGS có thể chia sẻ hướng nghiên cứu của mình trong những năm tới. Anh có mục tiêu như thế nào trong sự nghiệp nghiên cứu lâu dài của mình?

PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp
PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp

Hiện nay, tôi đang nghiên cứu một số vấn đề, câu hỏi mở trong Toán học, đồng thời xây dựng một nhóm nghiên cứu gồm các em sinh viên có niềm say mê nghiên cứu khoa học. Mục tiêu lâu dài của mình là tiếp tục cống hiến cho khoa học và giáo dục như phát hiện, bồi dưỡng các tài năng trẻ Toán học để góp phần xây dựng đội ngũ các nhà nghiên cứu, các giảng viên trẻ ở các viện và trường Đại học.

Bạn Trần Quang Trường, Đại học FPT hỏi:

Được biết anh có tới 11 sáng kiến, giải pháp giúp Mobifone tiết kiệm 25 tỷ đồng đầu tư, anh có thể chia sẻ rõ hơn về những giải pháp của mình được không ạ? Mỗi khi tìm tòi ra một sáng kiến, anh có cảm giác thế nào?

ThS. Lê Văn Huyên
ThS. Lê Văn Huyên

Một số giải pháp của mình hầu hết đều là hỗ trợ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, giúp công việc của mình và của đồng nghiệp được dễ dàng hơn. Một số khác là những ý tưởng đưa dịch vụ đến cho khách hàng. Nhiều dịch vụ, tiện ích có sẵn trên hệ thống của các nhà sản xuất thiết bị viễn thông rồi, nhưng không đưa được đến khách hàng vì vẫn còn một số điểm nhỏ chưa phù hợp với thị trường Việt Nam, hoặc chưa phù hợp với nhu cầu, mục đích kinh doanh của công ty, và mình thực hiện điều chỉnh những điểm chưa phù hợp đó, giúp cho nhu cầu của kinh doanh gặp gỡ được với khả năng của kỹ thuật.

Khi một sáng kiến của mình được áp dụng thì tất nhiên là thấy vui rồi.

Bạn Phạm Thị Thành, phamthithanh66@yahoo.com hỏi:

Con tôi đang học chuyên Lý, Trường THPT Lê Hồng Phong (Nam Định). Cháu rất thích vật lý và mong muốn theo con đường nghiên cứu, Tuy nhiên tôi băn khoăn không biết cơ hội việc làm của con khi đi theo con đường này. Thứ trưởng có thể cho biết, nhu cầu công việc trong ngành khoa học công nghệ những năm tới, nhất là trong lĩnh vực vật lý?

Ông Phạm Công Tạc
Ông Phạm Công Tạc

Nếu cháu có đam mê về vật lý thì đấy cũng là điều rất quý. Nghiên cứu vật lý là một trong những nghiên cứu cơ bản và những kết quả trong nghiên cứu vật lý đóng góp rất lớn cho việc phát triển khoa học và công nghệ của mỗi quốc gia. Khoa học cơ bản nói chung như tên gọi của nó luôn được các nước, nhất là các nước phát triển đặc biệt quan tâm. Ở nước ta, gần đây, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định 380 ngày 24/3/2015 về chương trình phát triển vật lý đến năm 2020 để khuyến khích việc dạy, học và nghiên cứu vật lý ở các trường đại học và các viện nghiên cứu. Nếu cháu có đam mê và vẫn giữ được quyết tâm theo đuổi trong lĩnh vực vật lý thì chắc chắn cháu sẽ tìm được một vị trí, việc làm xứng đáng.

Bạn Nguyễn Thái An, nguyenthaian06031995@gmail.com hỏi:

Là người thành công sớm trên con đường nghiên cứu, anh có lời khuyên gì cho những bạn trẻ cũng đang đi theo con đường nghiên cứu không? Đâu là điều quan trọng nhất để có được thành công trên con đường nghiên cứu vốn không dễ dàng?

PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp
PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp

Là những người còn trẻ tuổi, chúng ta phải hiểu rằng làm bất cứ một vấn đề gì để đạt được thành công đều phải có niềm đam mê, nhiệt huyết về vấn đề đó. Hơn nữa khoa học luôn yêu cầu chúng ta phải tập trung tư duy và sự kiên trì, nhẫn lại. Chúng ta cố gắng giải quyết các vấn đề khoa học đơn giản trước để tạo sự hứng thú, niềm đam mê tiếp tục giải quyết các vấn đề khoa học phức tạp. Do điều kiện lịch sử, nền khoa học cơ bản và ứng dụng của các nước phát triển đã có từ lâu, với nhiều thành tựu và được ứng dụng vào đời sống phục vụ con người.

Với mục tiêu xây dựng đất nước văn minh, dân giàu, nước mạnh, chúng ta đã hội nhập, kế thừa và phát triển những thành tựu khoa học cơ bản và ứng dụng của thế giới. Vì vậy, chúng ta cần phải học tập, trau dồi ngoại ngữ  để có thể tiếp cận các kiến thức khoa học của cộng đồng quốc tế để từ đó tiếp thu kho tàng tri thức của thế giới. Trong quá trình học tập, nghiên cứu, chúng ta nên thường xuyên tham các seminar khoa học đề cùng nhau trao đổi những kiến thức mới. Chúng ta chủ động, tích cực tự đọc tài liệu khoa học nắm vững những kết quả quan trọng, đồng thời cập nhật những kết quả nghiên cứu mới trên thế giới, trau dồi khả năng ngoại ngữ để khi có cơ hội chúng ta có thể phát huy được hết khả năng của mình.

Bạn Trần Tuấn, Trantuan223688 hỏi:

Tôi được biết dù có nhiều đổi mới trong những năm qua nhưng các nhà khoa học trẻ vẫn gặp một số khó khăn khi theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ. Vậy việc thu hút các nhà khoa học trẻ vào làm việc ở Viện hiện nay có gặp khó khăn nào không? Để giải quyết những khó khăn ấy, ngoài chính sách đãi ngộ của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có những chính sách riêng nào không, thưa ông?

GS.TS Dương Ngọc Hải
GS.TS Dương Ngọc Hải

Về mặt quản lý Nhà nước, Bộ KH&CN trong thời gian vừa qua đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo điều kiện tốt hơn cho các nhà nghiên cứu KHCN. Tham gia buổi giao lưu này có Thứ trưởng Phạm Công Tạc, Thứ trưởng cũng đã có những thông tin chi tiết về vấn đề này. 

Về những đãi ngộ riêng của Viện Hàn lâm, tôi nghĩ có thể nêu: trước hết, Viện Hàn lâm KH&CN đặc biệt đãi ngộ trong công tác tuyển dụng đối với những nhà khoa học trẻ có kết quả học tập, nghiên cứu tốt. Các nhà nghiên cứu có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ có thể được xét đặc cách. Một điều kiện đãi ngộ nữa là điều kiện thuận lợi trong hợp tác nghiên cứu học tập với các đối tác nước ngoài. Đối với các nhà nghiên cứu trẻ có bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ được tạo điều kiện có đề tài nghiên cứu.

Mặc dù có một số ưu điểm như nêu trên, cùng với là một cơ quan có điều kiện ở loại tốt nhất cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (trang thiết bị, môi trường làm việc,...v...v...), thì như một cơ quan thuộc chính phủ, Viện Hàn lâm vẫn có những khó khăn trong việc thu hút các nhà khoa học trẻ mà khó khăn rõ nét nhất là hiện nay, lương của sinh viên mới tốt nghiệp quá thấp, thiếu những kí túc xá,...v...v...

Bạn Lê Hùng Cường, lehungcuong.11121989@gmail.com hỏi:

Vai trò của Bộ KH&CN trong việc đưa ra những cơ chế, chính sách, sân chơi (chương trình sáng tạo Việt, chính sách với các vườn ươm tạo,…) khuyến khích thế hệ trẻ, tiếp lửa đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo cho thế hệ trẻ

PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp
PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp

Vai trò của Bộ Khoa học và Công nghệ rất quan trọng, các cơ chế, chính sách, sân chơi đã khuyến khích thế hệ trẻ mạnh dạn hơn, khích lệ các bạn trẻ trong đam mê nghiên cứu, sáng tạo và ghi nhận những thành quả mà các bạn trẻ đã đạt được để từ đó nhân rộng phong trào tuổi trẻ đam mê sang tạo trong công tác, tìm nhiều tri thức trong khoa học cơ bản cũng như đưa được nhiều ứng dụng Khoa học và Công nghệ vào đời sống thực tiễn.

Bạn Dương Nam Hoàng (Thông tấn xã Việt Nam) hỏi:

Những nghiên cứu khoa học cơ bản hay bị phê phán là đút ngăn kéo, ý kiến của anh về vấn đề này? Nghiên cứu của anh đã và đang được ứng dụng hay có định hướng ứng dụng thế nào? Anh có thấy ngành nghiên cứu cơ bản của anh đang bị oan không?

PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp
PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp

Như chúng ta đã biết, khoa học cơ bản là rất quan trọng giúp nâng tầm hiểu biết của con người về thế giới vật chất khách quan cũng như giúp con người những định hướng phát triển trong tương lai. Trong lịch sử của con người, khoa học cơ bản và ứng dụng đã đồng thời phát triển, là động lực của nhau, cùng hỗ trợ lẫn nhau.

Cả hai đều có những vai trò riêng như khoa học cơ bản giúp con người hiểu biết về quy luật của thế giới vật chất để từ đó khoa học ứng dụng tìm ra những ứng dụng thực tế vào cuộc sống của con người. Đồng thời khoa học cơ bản đóng góp rất lớn vào nền giáo dục giúp con người hiểu biết về các lĩnh vực khoa học một cách sâu sắc và có hệ thống. Chúng ta nói cụ thể về một lĩnh vực như Toán học. Toán học đã mô tả thế giới hiện thực bằng những con số, những mô hình trong Toán học. Toán học giúp chúng ta nhận thức về thế giới vật chất từ đơn giản đến phức tạp một cách chính xác và logic. Như chúng ta đã biết quỹ đạo của vật thể trong không gian là các đường cong  được mô tả bởi các phương trình Toán học.

Trong Toán học, có bài toán đơn giản là tìm một hình với chu vi cho trước, mà có diện tích lớn nhất. Câu trả lời đó là hình tròn. Như vậy một ống nước thiết kế hình tròn là tiết kiệm vật liệu nhất. Trong các tính toán chịu lực của các công trình xây dựng là các công thức Toán học. Chuyển động của cánh tay rôbốt được mô tả bằng các phương trình lượng giác. Trong lĩnh vực tin học thì toán học xuất hiện rất nhiều dưới dạng các thuật toán như bức ảnh được đồng nhất với một ma trận pixel, … Như vậy Toán học cùng với các lĩnh vực khoa học cơ bản khác đã giúp chúng ta hiểu và tìm ra những quy luật về thế giới vật chất để từ đó tìm ra những ứng dụng trong cuộc sống. 

Bạn Trần Thanh Lam, thanhlamtran.acn@gmail.com hỏi:

Anh có đề xuất gì với cơ quan nhà nước, cụ thể là Bộ KH&CN trong việc đưa ra các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích những tài năng trẻ đam mê nghiên cứu, sáng tạo?

ThS. Lê Văn Huyên
ThS. Lê Văn Huyên

Câu hỏi này hơi to tát đối với mình. Mình mong muốn từ phía cấp cao tiếp tục (1) hỗ trợ môi trường để áp dụng những sản phẩm nghiên cứu, và (2) có chế độ đãi ngộ phù hợp, công bằng (equity chứ không phải equality).

Ở trong mảng lĩnh vực của mình (Viễn thông), mình chưa được thấy nhiều công trình có ý nghĩa thực tiễn cao được nghiên cứu và áp dụng thực tế trên mạng MobiFone. Hy vọng đấy là do giữa Mobifone và các trường, các viện nghiên cứu chưa phối hợp làm việc hiệu quả. 

Bạn Mạnh Thắng, Thangmanh.tran1206@yahoo.com hỏi:

Thưa Thứ trưởng, tôi đang làm nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học ở Nhật Bản. Tôi đang có ý định trở về Việt Nam sinh sống và làm việc. Tôi được biết thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ có một số chính sách mới để tạo môi trường làm việc cho các nhà khoa học như thông tư 55, thông tư về cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng, cơ chế quỹ,... Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về các chính sách này? Với một nhà khoa học Việt kiều như tôi, cơ hội làm việc trong các viện nghiên cứu ở Việt Nam như thế nào?

Ông Phạm Công Tạc
Ông Phạm Công Tạc
Giao lưu trực tuyến “Thu hút nhà khoa học trẻ, cách nào?” ảnh 41  Ông Phạm Công Tạc - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Đầu tiên, rất hoan nghênh bạn là một tri thức Việt kiều đang sống và. làm việc ở một nước phát triển có ý định trở về sống và làm việc tại Việt Nam. Đây là một quyết định rất khó, tôi nghĩ là như thế. Nếu bạn còn có gia đình riêng, có con đang đi học tại Nhật thì quyết định này còn khó hơn nữa. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, những hoạt động khoa học và công nghệ ở trong nước đang dần tiếp cận với chuẩn mực chung của thế giới. Ví dụ như việc tuyển xét chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đầu tư và cơ chế tài chính cho khoa học công nghệ... Theo tôi, trước khi trở về, bạn nên có sự tìm hiểu về những hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn của bạn ở các trường đại học, các viện nghiên cứu tại Việt Nam.

Công nghệ sinh học hiện nay cũng được quan tâm phát triển ở nước ta. Tôi nghĩ chắc chắn bạn sẽ tìm được một cơ hội việc làm thích hợp ở các viện nghiên cứu trong nước.


Bạn Tạ Hoàng Nam, Hoangnam.ta1988 hỏi:

Trong quá trình nghiên cứu, được biết anh đã nhận được sự hỗ trợ từ phía Bộ KH&CN và Viện Hàn lâm KH&CN VN. Anh có thể chia sẻ rõ hơn về điều này?

PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp
PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp

Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản về khoa học đã rất quan tâm đến các nhà khoa học trẻ, thông qua Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ cho rất nhiều chương trình, dự án nghiên cứu khoa học với cơ chế thông thoáng cho các nhà khoa học. Gần đây, tôi cũng được Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ chương trình phát triển một nhóm nghiên cứu gồm các thành viên là các giảng viên ở các trường Đại học về giải tích và hình học. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển nền khoa học của nước nhà.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam luôn quan tâm đến các công việc nghiên cứu của nhà khoa học trẻ như chúng tôi. Sắp tới, tôi đề xuất nguyện vọng xây dựng nhóm nghiên cứu giải tích tại Viện Toán học đã được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đồng ý, ủng hộ cho nguyện vọng này.

Bạn Lê Thu Giang, thugiang.le1994@gmail.com hỏi:

Em là sinh viên trường Nông nghiệp 1- Khoa Công nghệ sinh học, em sắp ra trường và có ý định nộp đơn xin vào Viện Công nghệ sinh học của Viện Hàn làm làm việc. Vậy xin GS cho biết hàng năm Viện có đợt thi tuyển biên chế không, hay chúng em phải làm hợp đồng trong thời gian dài. Tiêu chí để được dự thi công chức là gì?

GS.TS Dương Ngọc Hải
GS.TS Dương Ngọc Hải

Về đặc thù của khoa học công nghệ, cho nên tính phân cấp trong Viện Hàn lâm rất cao, trong đó, có kế hoạch thi tuyển biên chế. Theo quỹ biên chế hàng năm, thì các viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm được quyền chủ động lên kế hoạch và tổ chức thi tuyển biên chế sau khi được Viện Hàn lâm thông qua.

Về việc có phải làm hợp đồng dài hạn theo không thì tùy theo lĩnh vực, tùy theo viện nghiên cứu. Riêng đối với câu hỏi của em, theo tôi Sinh học cũng là một lĩnh vực có nhiều ứng viên có thể tham gia cho nên khả năng cạnh tranh cũng khá lớn. 

Tiêu chí để được làm hợp đồng hay dự thi công chức trước hết là kết quả học tập, năng lực chuyên môn, kết quả nghiên cứu của chính bản thân ứng viên.

Chúc em có kết quả tốt nếu muốn nộp đơn xin vào Viện Công nghệ sinh học - Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam. 

Bạn Trần Anh Minh, minhanhtran28111989@gmail.com hỏi:

Tôi muốn hỏi PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp, là một trong những PGS trẻ nhất VN lại vừa giành giải thưởng danh giá, PGS có thể chia sẻ chặng đường nghiên cứu của mình? Trên con đường ấy đã bao giờ anh gặp phải thất bại, động lực nào giúp anh vượt qua thất bại ấy?

PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp
PGS.TS Phạm Hoàng Hiệp

Lúc bắt đầu nghiên cứu, tôi nhận được quan tâm, giúp đỡ, động viên của các thầy GS Nguyễn Văn Khuê và trường Đại học Sư Phạm Hà Nội nơi tôi trước đây công tác. Sau đó, tôi đọc một số bài báo của GS Urban Cegrell và bắt đầu nghiên cứu về phương trình Monge-Ampere. Trong thời gian đó, tôi cố gắng giải quyết một số câu hỏi mở trong lĩnh vực phương trình Monge-Ampere. Lược đồ giải quyết câu hỏi mở đã đúng hướng nhưng có một số vấn đề kỹ thuật rất khó khăn để vượt qua. Sau một thời gian dài thì những vấn đề kỹ thuật mới được giải quyết. Kết quả này đã được tôi viết trong luận án tiến sĩ được bảo vệ ở trường Đại học Umea, Thuỵ Điển dưới sự hướng dẫn của GS Urban Cegrell. Sau này, tôi sang làm nghiên cứu tại các nước Ý, Pháp được sự giúp đỡ, hợp tác rất nhiều từ các giáo sư như Jean-Pierre Demailly, Dương Hồng Phong, Slawomir Kolodziej, Andrei Teleman, …

Với một số kết quả nhất định tôi nhận được giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho nhà khoa học trẻ. Điều đó khích lệ tinh thần tôi luôn phải cố gắng làm công tác nghiên cứu và xây dựng nhóm nghiên cứu giải tích. Viện Toán và Viện Hàn lâm KH&CN nơi tôi đang công tác ủng hộ, giúp đỡ về mọi mặt tinh thần, cũng như vật chất để tôi thực hiện công việc của mình một cách thuận lợi nhất.

Bạn Nguyễn Hồng Hải, nguyenhonghai.1979@yahoo.com hỏi:

Tôi tò mò không rõ TS Thu đã có gia đình hay chưa? Công việc nghiên cứu có chiếm nhiều thời gian của TS không? TS làm thế nào để hài hòa giữa công việc chuyên môn và chăm sóc gia đình?

TS.Vũ Thị Thu
TS.Vũ Thị Thu

Chào bạn, mình đã lập gia đình và có hai nhóc. Với người làm nghiên cứu ai cũng thấy thiếu thời gian (cười), cũng may là mình luôn nhận được sự ủng hộ giúp đỡ của đồng nghiệp. Đặc biệt, mình nhận được sự ủng hộ không nhỏ từ hai bên nội ngoại, sự chia sẻ  và cảm thông của ông xã. Đó là lí do tại sao mình có thể cân đối hài hòa giữa công việc chuyên môn và gia đình.

Bạn Lê Nam, Namlecao.hust@gmail.com hỏi:

Em là sinh viên chuyên ngành CNTT của Đại học Bách khoa Hà Nội. Em muốn hỏi, môi trường làm việc ở mobifone có hấp dẫn không ạ? Anh có kinh nghiệm gì chia sẻ với em khi muốn vào làm ở một môi trường như Mobifone không ạ?

ThS. Lê Văn Huyên
ThS. Lê Văn Huyên

Mình đã từng nhận được 1 câu hỏi tương tự, và đã trao đổi với một bạn làm tuyển dụng bên mình. Mình xin phép được dẫn lại ý kiến sau khi trao đổi ở đây: “MobiFone có môi trường làm việc chuyên nghiệp, ổn định; nhân viên thường xuyên được tham gia các khoá đào tạo nâng cao về chuyên môn, với nhiều chế độ ưu đãi và cơ hội phát triển nghề nghiệp. Có thể nói người muốn làm việc sẽ luôn luôn có việc ở Mobifone.

Về tuyển dụng, thì hàng năm MobiFone đều tổ chức tuyển dụng lao động rộng rãi, công khai và công bằng, MobiFone rất vui lòng đón nhận những người có trình độ chuyên môn cao, có mong muốn được cống hiến, đóng góp. Thông tin tuyển dụng em có thể tham khảo trên website của MobiFone, hoặc các trang việc làm (Vietnamworks), báo giấy để nộp hồ sơ”

Bạn Lê Thu Thảo,, lethuthao.ptit@gmail.com hỏi:

Anh Huyên có thể chia sẻ chặng đường đi của anh từ lúc tốt nghiệp ra trường đến bây giờ? Đâu là nguyên nhân giúp anh có được thành công ngày hôm nay

ThS. Lê Văn Huyên
ThS. Lê Văn Huyên

Mình tốt nghiệp đại học ngành Điện tử viễn thông năm 2003, do xin việc khó khăn nên đi làm lập trình viên trong 3 năm, sau đó đi làm việc cho 1 công ty liên doanh chuyên cung cấp giải pháp, thiết bị Viễn thông trong 3 năm nữa, rồi cuối cùng là vào làm việc ở nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông hiện tại.

Nguyên nhân thành công – mình cũng không rõ nữa. Đôi khi mình thấy đó là “tốt lỏi” (nói hoa mỹ hơn thì là “tạo nên sự khác biệt”). Mà thực sự thì mình chưa coi những gì mình đạt được trong thời gian qua là thành công. Có chăng chỉ là một số kết quả tốt, được ghi nhận.

Bạn Xuân Tùng, xuantungtp@gmail.com hỏi:

Thưa Thứ trưởng, tôi được biết mới đây Bộ Khoa học và Công nghệ có ban hành chính sách sử dụng, trọng dụng các nhà khoa học, trong đó có các nhà khoa học trẻ tài năng. Tôi muốn được chia sẻ rõ hơn về chính sách mới này? Ngoài các cơ chế, chính sách đãi ngộ với nhà khoa học trẻ tài năng, thì với một nhà khoa học trẻ nói chung hiện nay, Nhà nước có những chính sách đãi ngộ nào, thưa ông?

Ông Phạm Công Tạc
Ông Phạm Công Tạc

Nghị định 40 ban hành về việc sử dụng và trọng dụng các cán bộ khoa học và công nghệ. Đây là một bước tiến bộ trong việc quản lý. Trong đó, có các điều 23, 24, 25 tạo điều kiện cho các nhà khoa học trẻ tài năng tham gia được hưởng một số ưu đãi như: được xét tuyển dụng đặc cách không qua thi vào làm việc trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập và được hưởng hệ số lương 5,08; được ưu tiên cử tham gia các chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ chuyên ngành khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài; được tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ xem xét giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tạo ra bằng ngân sách nhà nước để thành lập hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ; được hỗ trợ kinh phí công bố kết quả khoa học và công nghệ; được xem xét hỗ trợ kinh phí sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; được hưởng các chính sách quy định tại chương II Nghị định này và các ưu đãi khác quy định tại Điều 23 Luật Khoa học và công nghệ...

Nghị định 141 hướng dẫn một số điều luật Giáo dục cũng có liên quan đến việc trọng dụng và ưu tiên các nhà nghiên cứu.

Bạn Trần Thu Thủy, tranthuthuy.pt@gmail.com hỏi:

Thưa GS, trong những năm qua sự phối hợp giữa Viện Hàn lâm và Bộ KH&CN như thế nào? Ông có thể đánh giá hiệu quả từ sự phối hợp này thông qua các đề tài, dự án cụ thể không

GS.TS Dương Ngọc Hải
GS.TS Dương Ngọc Hải

Bộ Khoa học Công nghệ là cơ quan quản lý của Chính phủ. Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam là cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển khoa học công nghệ hàng đầu của cả nước. Chắc chắn, sự hợp tác phải hết sức chặt chẽ. Bởi vì chúng ta đều hiểu kế hoạch phải có người thực hiện tốt. Có thể nêu ví dụ ở đây: hiện nay, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ chủ trì thực hiện 2 chương trình khoa học cấp Nhà nước: chương trình Khoa học công nghệ Vũ trụ và chương trình Tây Nguyên 3 (chương trình Khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên). Đối với chương trình Tây Nguyên 3, từ năm 2011 - 2015 đến nay đã triển khai trên 60 đề tài với kinh phí khoảng 328 tỉ và chương trình đã đạt được nhiều kết quả tốt, ứng dụng những công nghệ hiện đại như: công nghệ vệ tinh nhỏ, công nghệ viễn thám trong nghiên cứu địa mạo thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng nước mặn, đặc biệt những vấn đề thoái hóa đất, hoang mạc đất ở Tây Nguyên. 

Ở đây có thể kể thêm công nghệ xử lý bùn đỏ, kết quả ứng dụng công nghệ sinh học trong duy trì và phát triển giống heo rừng Tây Nguyên, việc chuyển giao những công nghệ phân bón nhả chậm, tưới tiêu tiết kiệm nước...v...v...

Trên cơ sở kết quả thành công trong giai đoạn vừa rồi, chương trình Tây Nguyên 3 và chương trình Khoa học công nghệ Vũ trụ cũng đã được Bộ Khoa học Công nghệ ủng hộ để được triển khai tiếp đến năm 2020.

Mặc dù cùng là 2 cơ quan thuộc Chính phủ, tuy nhiên để đẩy mạnh việc phối hợp, hợp tác chặt chẽ thì năm 2014 cũng đã kí văn bản hợp tác 2 bên. Hợp tác vừa là điều kiện, vừa là trách nhiệm nên cả 2 bên đều nghĩ cần phải làm tốt hơn nữa.

Bạn Nguyên Vũ hỏi:

GS có chia sẻ các nhà khoa học trẻ bây giờ thuận lợi hơn thời của GS rất nhiều. Vậy, tôi muốn hỏi các nhà khoa học trẻ ở Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể nào gần đây?

GS.TS Dương Ngọc Hải
GS.TS Dương Ngọc Hải

Có thể nói, các nhà khoa học trẻ hiện nay có nhiều thuận lợi hơn so với thế hệ chúng tôi ngày xưa. Nhưng cũng phải nhìn nhận còn rất nhiều khó khăn và đặc biệt trong điều kiện yêu cầu hội nhập quốc tế. Do vậy, trước hết phải chia sẻ những khó khăn đó với các nhà nghiên cứu trẻ. 

Về những thành tựu gần đây của các nhà nghiên cứu trẻ ở Viện Hàn lâm, tôi xin kể 3 ví dụ. Như tôi đã nói, trong lĩnh vực Vệ tinh nhỏ, lực lượng cán bộ khoa học có tuổi đời hết sức trẻ. Cách đây 3 năm, chúng ta đã có vệ tinh quan sát Trái đất đầu tiên của Việt Nam VNREDSAT1. Sau 3 tháng cùng vận hành với chuyên gia Pháp, thì từ đó đến nay, đội ngũ điều khiển và vận hành vệ tinh là hoàn toàn của Việt Nam.

Trong năm 2015, các nhà khoa học trẻ Việt Nam đã có Tiến sĩ Lê Trường Giang đoạt giải thưởng Quả cầu vàng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông. Một nhà khoa học trẻ khác - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hoàng Hiệp (cũng tham gia buổi giao lưu hôm nay) đã đoạt giải thưởng Tạ Quang Bửu.

Bạn Phạm Thành Long hỏi:

Em là sinh viên khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, em vừa tốt nghiệp đại học năm 2014. Em muốn đi theo con đường nghiên cứu. Vậy em muốn hỏi cơ hội vào làm ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ có nhiều không? Tiêu chí để trở thành một cán bộ của viện? Cơ hội để đi làm nghiên cứu sinh ở Viện như thế nào, thưa GS?

GS.TS Dương Ngọc Hải
GS.TS Dương Ngọc Hải

Về cơ hội thì nhiều, vì hiện nay trong lĩnh vực Hóa học, Viện Hàn lâm có các Viện nghiên cứu liên quan sau: Viện Hóa học, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hóa sinh biển, Viện Công nghệ hóa học (tại thành phố Hồ Chí Minh) và các Viện liên quan như: Viện Khoa học vật liệu, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng, Viện Kỹ thuật nhiệt đới,...

Về tiêu chí để thành một cán bộ, chắc chắn đó là các tiêu chuẩn về chuyên môn: kết quả học tập, kết quả nghiên cứu, khả năng thực hiện các nghiên cứu. 

Phải nói, về cơ hội học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ thì ở Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, đây không chỉ là cơ hội mà còn là yêu cầu. Có thể nói, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam tạo mọi điều kiện để các nhà nghiên cứu trẻ được học lên, được làm luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ và đặc biệt là được hội nhập trong môi trường nghiên cứu và hợp tác quốc tế. Rất nhiều các cơ quan nghiên cứu, các trường ĐH hợp tác với Viện Hàn lâm mong muốn được nhận và đào tạo các nhà nghiên cứu có trình độ cao.

Bạn Thanh Trương, truong.lethanh1957@yahoo.com hỏi:

Thưa Giáo sư, ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, lực lượng các nhà khoa học trẻ hiện nay như thế nào? Ông đánh giá như thế nào về vai trò của các nhà khoa học trẻ hiện nay?

GS.TS Dương Ngọc Hải
GS.TS Dương Ngọc Hải

Hiện nay, nếu về số lượng, lực lượng cán bộ trẻ của Viện chiếm khoảng 30%. Tất nhiên, thế nào là trẻ, chúng ta cũng phải định nghĩa.

Đối với thạc sĩ thì dưới 30 tuổi là trẻ. Đối với tiến sĩ thì ở Viện Hàn lâm chúng tôi coi dưới 35 tuổi là trẻ, trong một số trường hợp, có thể dưới 40 tuổi. Tất nhiên, số lượng cán bộ trẻ khác nhau theo lĩnh vực và theo từng Viện. Ví dụ: Trung tâm Vệ tinh quốc gia hiện nay có trên 90% là cán bộ trẻ, tuổi trung bình của toàn cơ quan chỉ khoảng +/- 32 tuổi.

Về vai trò của các nhà khoa học trẻ, với số lượng và sự nhiệt huyết của mình thì các nhà khoa học trẻ đóng vai trò quan trọng trong công việc hiện tại và sự phát triển trong tương lai của Viện Hàn lâm.

MỚI - NÓNG