Hà Nội cần 3 tỷ USD làm 'thành phố thông minh'

Hà Nội cần 3 tỷ USD làm 'thành phố thông minh'
Hà Nội cần tới 60.000 để xây dựng một thành phố thông minh với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực. Quy hoạch này sẽ được UBND thành phố trình trước HĐND vào đầu tháng 12 tới.
Trung tâm Hệ thống giao thông thông minh Singapore (ITSC) chịu trách nhiệm quản lý từ xa hệ thống giao thông của Singapore. Hà Nội hướng đến mô hình kiểu này. Ảnh: duhocvietsing.edu.
Trung tâm Hệ thống giao thông thông minh Singapore (ITSC) chịu trách nhiệm quản lý từ xa hệ thống giao thông của Singapore. Hà Nội hướng đến mô hình kiểu này. Ảnh: duhocvietsing.edu..

Trao đổi bên lề hội thảo "Xây dựng thành phố thông minh hơn" tổ chức vào sáng 22-11, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông Hà Nội cho biết, mục tiêu của Hà Nội là trở thành địa phương đứng đầu về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT).

Theo dự thảo về quy hoạch CNTT tới 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội sẽ triển khai ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực từ giáo dục, y tế tới giao thông, điện, nước...

Thành phố cũng dự kiến huy động nguồn vốn khoảng 60.000 tỷ đồng trong gần 20 năm tới. Ngân sách thành phố đảm nhận khoảng 8.000 tỷ, còn lại huy động từ nguồn xã hội hóa. Quy hoạch này sẽ được UBND thành phố trình trước HĐND vào đầu tháng 12 tới.

Mặc dù cho biết kế hoạch dài hơi này là "thì tương lai", song theo ông Động, các giai đoạn của quy hoạch đã được vạch ra rõ ràng. Hà Nội đang chuẩn bị cơ sở, điều kiện để tiến tới hoàn thiện chính quyền điện tử trong 3 năm tới với nguồn vốn khoảng 1.000 tỷ đồng. Đến 2015, toàn bộ 577 xã, phường của Hà Nội sẽ hoàn tất trang bị máy tính nối mạng; giao tiếp với người dân qua hệ thống hành chính một cửa; có phần mềm quản lý dữ liệu về tài nguyên, dân cư, hộ tịch...

Cũng theo ông Động, ngoài chính quyền điện tử, giao thông với vấn nạn ùn tắc là một lĩnh vực Hà Nội nên chọn để thử nghiệm ứng dụng CNTT trong thời gian tới bởi nó ảnh hưởng tới tất cả mọi người.

"Đến năm 2030, Hà Nội sẽ trở thành thành phố thông minh khi hoàn tất các mục tiêu của quy hoạch", ông Động cho hay.

Theo ông Võ Tấn Long, Tổng giám đốc IBM Việt Nam, với xu hướng thế kỷ 21 là thế kỷ của các thành phố (nơi 70% dân số sống vào năm 2050), ứng dụng CNTT trong quản lý là yêu cầu tất yếu đối với lãnh đạo các thành phố lớn như Hà Nội.

Với kinh nghiệm triển khai ở nhiều thành phố trên thế giới và ngay tại TP HCM, Đà Nẵng, ông Long cho biết, để Hà Nội trở thành "thành phố thông minh" thì dữ liệu ở toàn bộ các lĩnh vực từ giao thông, cấp nước... cần được tích hợp. Người lãnh đạo thành phố sẽ sử dụng các thông tin đó để đưa ra các quyết định hiệu quả hơn.

Theo dự thảo quy hoạch phát triển CNTT đến năm 2020 - tầm nhìn 2030, có 3 tiêu chí để Hà Nội nhắm đến vị trí đứng đầu là xây dựng chính quyền điện tử; ứng dụng phát triển CNTT phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển ngành công nghiệp CNTT. Dù hạ tầng CNTT của Hà Nội trong thời gian qua đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đồng bộ, mức độ ứng dụng trong quản lý nhà nước còn thấp.

Hà Nội có nhiều lợi thế như tiềm năng chất xám với gần 80% số giáo sư, phó giáo sư; trên 80% chuyên gia đầu ngành và trên 1/3 trường đại học, viện nghiên cứu làm việc trực tiếp trên địa bàn.

Theo Nguyễn Hưng
VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.