Hổ Siberia chạy vào nhà dân vì đau răng

Con hổ SIberia khoảng 10 tuổi, thâm hình gầy gò, đau ốm
Con hổ SIberia khoảng 10 tuổi, thâm hình gầy gò, đau ốm
Một trong khoảng 500 con hổ Siberia còn sống ở khu tự nhiên ở miền Đông nước Nga đã chạy vào nhà dân tìm sự giúp đỡ vì quá lạnh và đau ốm.

Theo tờ Siberiantimes, hổ Siberia là một trong những loài hổ lớn nhất thế giới, rất ít khi xuất hiện tiếp xúc với con người. Tuy nhiên mới đây, một con hổ Siberia bất ngờ nằm bẹp trước thềm nhà người dân ở ngôi làng Solontsovy.

Galina Tsimano, người dân địa phương cho biết: "Anh Alexey Khaideyev tìm thấy con hổ ở thềm nhà. Gia đình anh sống ở rìa khu rừng, gần con sông nhỏ. Sáng sớm anh ấy muốn đi ra vườn nhưng không mở được cửa vì bị ai đó chặn bên ngoài. Anh cố đẩy thì nghe thấy tiếng hổ gầm. Anh trở vào nhà và gọi cấp cứu".

Con hổ nằm im không nhúc nhích. Sau đó nó được các nhân viên đội cứu hộ sơ cứu và chuyển đến trung tâm phục hồi sức khỏe động vật ở Alekseevka, Primorsky.

Theo các chuyên gia, đây là một con hổ cái chừng 10 tuổi và đang bị bệnh răng miệng trầm trọng.

Sergey Aramilev, Giám đốc trung tâm cứu hộ hổ Amur cho biết: "Con vật đáng thương hoàn toàn suy kiệt, nhưng không có bất cứ vết thương nào từ súng".

Nhà bảo tồn Yury Kolpak của Bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên cho biết con hổ hoàn toàn kiệt sức. Ông nói: "Nướu lợi có vấn đề. Không những thế, con hổ này không có răng trên".

Đau miệng khiến hổ không thể ăn nên cơ thể suy kiệt. Người ta phải xay thịt nhuyễn ra cho nó ăn. Bác sĩ thú y cũng đang tìm cách khắc phục vấn đề bởi vì con hổ hiện không đủ khỏe để gây mê làm phẫu thuật.

Ông Sergey Aramilev cho biết: "Chúng tôi thực sự hi vọng con hổ sẽ phục hồi và sống sót. Chúng tôi hiện đang làm hết sức có thể".

Hổ Siberia đang đứng trước khả năng tuyệt chủng nghiêm trọng trong tự nhiên. Hiện chỉ có khoảng 500 cá thể tồn tại trong môi trường tự nhiên ở phía đông nước Nga.

Theo Theo Infonet
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.