Hổ vằn Siberia kịch chiến trên nền tuyết “đẹp và độc“

Trận chiến của hai con hổ vằn Siberia rất hổ vằn Siberian rất khốc liệt, chúng không hề nể nang đồng loại, từng ngón đòn đều được tính toán kỹ lưỡng. Có thể nói, đây là trận chiến ngang tài ngang sức, bất phân thắng bại.

Mới đây, nhiếp ảnh gia người Đức Ingo Gerlach ghi được những hình ảnh vô cùng ấn tượng về màn kịch chiến giữa hai con hổ vằn Siberia trên nền tuyết trắng ở vùng ngoại ô.

Hổ vằn Siberia kịch chiến trên nền tuyết “đẹp và độc“ ảnh 1 Qua những hình ảnh, người xem thấy được trận chiến của hai con hổ vằn rất khốc liệt, chúng không hề nể nang đồng loại, từng ngón đòn đều được tính toán kỹ lưỡng. Có thể nói, đây là trận chiến ngang tài ngang sức, bất phân thắng bại.
Hổ vằn Siberia kịch chiến trên nền tuyết “đẹp và độc“ ảnh 2 Theo tìm hiểu, hổ vằn Siberia còn được mệnh danh là "Chúa tể rừng Taiga". Chúng cũng được coi là loài hổ lớn nhất, khi trưởng thành có thể dài khoảng 3m, nặng trên dưới 200kg.
Hổ vằn Siberia kịch chiến trên nền tuyết “đẹp và độc“ ảnh 3 Chúng cũng có thể di chuyển tới 1000km để kiếm ăn và tìm bạn tình. Trên thực tế, hổ Siberian giao phối bất cứ lúc nào trong năm.
Hổ vằn Siberia kịch chiến trên nền tuyết “đẹp và độc“ ảnh 4 Một con cái báo hiệu khả năng giao phối với đối tác của mình bằng cách để lại nước tiểu và vết cào trên cây. Nó sẽ dành 5 hoặc 6 ngày với con đực, trong thời gian đó con cái sẽ giao phối trong ba ngày. Thời gian mang thai kéo dài từ 3 đến 3½ tháng.
Hổ vằn Siberia kịch chiến trên nền tuyết “đẹp và độc“ ảnh 5 Khi va chạm với các thiên địch lớn nhất của mình là gấu nâu và gấu ngựa, hổ vằn Siberian cũng có thể giải quyết được những con lớn hơn bằng cách sử dụng chiến thuật phục kích và nhảy lên gấu từ một vị trí cao, giữ cằm con gấu bằng một chân và cổ họng con gấu bằng chân còn lại. Sau đó, hổ vằn Siberian sẽ giết gấu bằng một cú cắn chí mạng vào cột sống.
Theo Theo Infonet
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.