Nín thở trước giờ tàu thám hiểm đáp xuống sao Hỏa

Nín thở trước giờ tàu thám hiểm đáp xuống sao Hỏa
Thiết bị thăm dò tối tân và đắt tiền nhất của Mỹ sẽ phải thực hiện hàng loạt động tác lộn nhào khó trước khi đáp xuống bề mặt sao Hỏa hôm nay.

Nín thở trước giờ tàu thám hiểm đáp xuống sao Hỏa

> Bán vé một chiều tới sao Hỏa
> Phát hiện thêm bằng chứng về sự sống trên Sao Hỏa

Thiết bị thăm dò tối tân và đắt tiền nhất của Mỹ sẽ phải thực hiện hàng loạt động tác lộn nhào khó trước khi đáp xuống bề mặt sao Hỏa hôm nay.

Hình minh họa cú đổ bộ của thiết bị tự hành Curiosity trên sao Hỏa. Ảnh: Space
Hình minh họa cú đổ bộ của thiết bị tự hành Curiosity trên sao Hỏa. Ảnh: Space.

Curiosity, tên của thiết bị thăm dò tự hành, sẽ kết thúc hành trình 570 triệu km từ trái đất trong vòng vài giờ nữa. Sau khi lao vào bầu khí quyển sao Hỏa với vận tốc 20.800 km/h, nó sẽ rơi xuống một vùng lòng chảo mang tên Gale trên bề mặt hành tinh đỏ, AP đưa tin.

Chi phí chế tạo Curiosity lên đến 2,5 tỷ USD, đây là một trong các thiết bị thăm dò vũ trụ hiện đại và đắt tiền hạng nhất mà NASA điều khiển.

Đường bay của Curiosity chính xác đến nỗi các kỹ sư của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) có thể điều chỉnh vị trí của thiết bị tự hành trước khi nó lọt vào bầu khí quyển sao Hỏa.

"Chúng tôi đã sẵn sàng cho cú đổ bộ của Curiosity", Brian Portock, người giám sát chuyến bay của thiết bị tự hành, phát biểu.

"Đáp xuống sao Hỏa luôn là một thách thức lớn. Bạn sẽ luôn cảm thấy căng thẳng khi phải điều khiển một phi thuyền đáp xuống hành tinh đó", Steve Squyres, một nhà nghiên cứu các hành tinh của Đại học Cornell tại Mỹ, phát biểu. Squyres từng chỉ đạo thành công nỗ lực đổ bộ của thiết bị tự hành trên sao Hỏa vào năm 2004.

Cú đổ bộ của Curiosity lên bề mặt sao Hỏa là sự kiện khiến giới khoa học cảm thấy hồi hộp vì NASA sẽ thử nghiệm một kỹ thuật đáp xuống hoàn toàn mới. Do độ trễ của tín hiệu từ Curiosity tới trái đất nên thiết bị sẽ đổ bộ theo chế độ tự động hoàn toàn.

Trong quá trình lao xuống, thiết bị sẽ thực hiện hàng loạt cú nhào lộn khó. Nếu nỗ lực đổ bộ lần này thất bại, NASA sẽ không có cơ hội thực hiện chuyến bay tương tự trong tương lai do kinh phí eo hẹp.

Sứ mệnh của Curiosity là tìm hiểu xem môi trường trên sao Hỏa có thể hỗ trợ sự sống của vi khuẩn hay không. Vì thế nó được trang bị nhiều máy móc tối tân, bao gồm một máy có khả năng phóng tia laser vào những khối đá để tìm hiểu thành phần cấu tạo của chúng.

Theo Minh Long
VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG