Kì lạ khả năng tự sinh con của trăn Anaconda cái không cần trăn đực

Các nhân viên tại thủy cung New England có một khám phá bất ngờ khi phát hiện một con trăn Anaconda nặng 13,6 kg, 8 tuổi và dài 3 mét, đã sinh ra một lứa trăn con mà không hề cần giao phối.

Nhân viên thủy cung đã thông báo cho nhà sinh vật học thường trú tìm thấy ba con trăn con và khoảng 10 con sơ sinh. Vấn đề đáng nói ở đây đó là con trăn Anaconda cái không có tiếp xúc với trăn đực vì ở trong môi trường nuôi nhốt.

Kì lạ khả năng tự sinh con của trăn Anaconda cái không cần trăn đực ảnh 1 Con trăn Anaconda tại Mỹ khiến giới khoa học khá bất ngờ khi sinh sản mà không cần con đực.

Theo thiết kế, bạn cùng phòng của con trăn Anaconda đều là trăn cái nên lý do vì sao nó vẫn có thể sinh sản là điều khiến các nhà nghiên cứu vô cùng bất ngờ.

Các nhân viên ngay lập tức nghi ngờ một khả năng sinh sản hiếm gặp được gọi là parthenogenesis, có nghĩa là một sinh vật mang giống cái có thể tự thụ thai.

Hiện tượng này phổ biến hơn nhiều ở thực vật và côn trùng, nhưng nó đã được ghi nhận hiếm hoi ở một số loài thằn lằn, cá mập, chim và rắn.

Trước đó, cách đây chưa lâu tại một sở thú ở Vương quốc Anh vào năm 2014, các nhà khoa học đã ghi nhận một trường hợp sinh sản tương tự cũng với trăn Anaconda.

"Về mặt di truyền, đó là một quá trình dễ bị tổn thương. Những con non có khả năng tồn tại thấp so với sinh sản hữu tính", phát ngôn viên thủy cung Tony LaCasse nói.

Parthenogenesis không nhất thiết là một sản phẩm của hoàn cảnh nuôi nhốt. Quá trình này đã được ghi nhận trong tự nhiên và được biết là xảy ra trong các loài mà con cái có thể không nhìn thấy con đực trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, để xác định chắc chắn, các nhà khoa học đã kiểm tra giới tính của những con trăn cùng chuồng với con trăn Anaconda có tên Anna vừa mới sinh sản. Thật bất ngờ DNA của Anna là tất cả những gì họ tìm thấy. Điều đó minh chứng cho khả năng sinh sản không cần giao phối với con đực được đưa ra trước đó.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG