Ngày sáng tạo Châu Á - Thái Bình Dương

Ngày sáng tạo Châu Á - Thái Bình Dương
TPO - Hôm nay 2/11, tại TP Sydney, Australia, tập đoàn Huawei phối hợp cùng chính quyền TP Sydney và Mạng lưới các trường ĐH Công nghệ Australia (ATN) đồng tổ chức sự kiện Ngày sáng tạo Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 2 (Innovation Day Asia-Pacific) với chủ đề "Brilliance of Exploration” (Tạm dịch: Sự khám phá rực rỡ). Hơn 150 chuyên gia và nhà nghiên cứu từ các học viện, cơ quan chính phủ và giới truyền thông từ khắp nơi trên thế giới đã tới tham dự.

Các diễn giả đã trình bày và cùng nhau thảo luận về cách thức đối mặt với một thế giới thông minh chưa từng được biết tới và làm gì để tạo nên một hệ sinh thái mở, trong đó bao gồm các ngành công nghiệp, các trường đại học, chính phủ và giới nghiên cứu, để dẫn dắt toàn bộ nền công nghiệp thông qua những sáng tạo trong các ngành công nghiệp và hệ sinh thái.

Ông Greg Hunt, Bộ Trưởng bộ Công nghiệp, Cải cách và Khoa học Australia phát biểu khai mạc Ngày sáng tạo Huawei. Ông Hunt cho biết sự khám phá và đổi mới ở là yếu tố sống còn cho sự phát triển của xã hội. “Sự đổi mới ở thời điểm hiện tại của lịch sử đem đến 60% năng suất quốc gia và là động lực cơ bản của năng suất quốc gia, yếu tố tạo nên công ăn việc làm, tăng trưởng và cơ hội”.

“ICT cùng với khoa học là xương sống cho toàn bộ không gian sáng tạo. Với tư cách là chính phủ, chúng tôi tham gia vào quá trình sáng tạo bằng cách hướng mọi sự sáng tạo thành những điều giúp ích cho nền kinh tế, cho mỗi cá nhân và cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong chương trình Sáng tạo và Khoa học, chúng tôi đưa những người trẻ đến với sự sáng tạo và khoa học thông qua một chương trình có giá trị hơn 100 triệu USD”, ông Hunt bổ sung.

Trong Ngày sáng tạo Châu Á - Thái Bình Dương lần này, lãnh đạo của ngành công nghiệp ICT cùng các nhà nghiên cứu đến từ những trường đại học hàng đầu, đã cùng chia sẻ kinh nghiệm về khám phá và sáng tạo trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Các diễn giả tham dự sự kiện này bao gồm, CEO của Ủy ban Sysney, Giám đốc công nghệ thông tin khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản, Giám đốc Công nghệ của Fujitsu Australia Limited và Giám đốc chiến lược của Vodafone Úc. Các diễn giả từ khối các trường đại học bao gồm Đại học Standford, Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Sydney.

Li Jinge, Chủ tịch Huawei Châu Á Thái Bình Dương, trong bài phát biểu của mình cho rằng những khám phá trong tương lai của ngành ICT cần sự tham gia của tất cả các bên, bởi có rất nhiều điều chưa được biết tới để tạo nên một xã hội thông minh. Ông Li cho biết sự phát triển và thành công của Huawei là kết quả của tinh thần tận tâm và lấy khách hàng làm trung tâm.

Xây dựng các phòng thí nghiệm mở (OpenLabs) là một phần trong chiến dịch tạo ra hệ sinh thái ICT của Huawei. Tới nay, theo Huawei, công ty đã mở 6 OpenLabs cho doanh nghiệp tại Munich, Mexico City, Dubai, Singapore, Moscow và Trung Quốc. Các OpenLabs này đang hoạt động rất tích cực với 400 đối tác giải pháp trên toàn thế giới. Ngoài ra,  Huawei cũng lên kế hoạch mở một OpenLab nữa ở Bangkok, phòng thí nghiệm thứ 2 ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, vào đầu năm 2017.

Tại Ngày sáng tạo Châu Á- Thái Bình Dương lần này, Huawei tiết lộ những tiến bộ mới nhất của Chương trình nghiên cứu sáng tạo Huawei (HIRP), một chương trình hợp tác với nhiều trường ĐH hàng đầu thế giới. Hiện tại HIRP đang hỗ trợ cho trên 1200 dự án nghiên cứu sáng tạo của hơn 300 trường ĐH của 20 nước trên thế giới. Ngoài ra Huawei còn có chương trình "hạt giống tương lai" để giúp đỡ và tạo nền tảng cho các sinh viên CNTT tài năng.

Trong khuôn khổ Huawei Innovation Day Asia-Pacific, Huawei cũng hé lộ về những cải tiến mới đây nhất của Chương trình nghiên cứu cải tiến Huawei (HIRP), được thiết kế để mang lại sự hợp tác giữa những trường đại học hàng đầu thế giới.

Đến thời điểm hiện tại, chương trình đã hỗ trợ được hơn 1.200 dự án nghiên cứu cải tiến tại hơn 300 trường đại học ở hơn 20 quốc gia trên khắp thế giới. Tại Châu Á Thái Bình Dương, chương trình này đã xuất hiện ở những quốc gia như Úc, Hàn Quốc, Nhật, Singapore. Ngoài ra, chương trình này cũng đã thu hút được hai người đạt giải Nobel, hơn 100 nghiên cứu sinh tại Học viện Kỹ thuật Điện và Điện tử (IEEE) và Hiệp hội Máy tính (ACM) cũng như hàng ngàn chuyên gia khắp nơi trên thế giới.

Ngoài ra, Chương trình toàn cầu của Huawei với tên gọi “Seeds for future” (Hạt giống cho tương lai) đã tạo ra một nền tảng rộng hơn cho các sinh viên đại học, giúp đỡ họ tăng cường các kỹ năng nghề nghiệp, mở rộng tầm nhìn của các sinh viên này về thế giới. Mục tiêu của chương trình là truyền cảm hứng để các sinh viên khám phá và xây dựng một thế giới thông minh. Chương trình này cũng nằm trong và được hỗ trợ bởi kế hoạch “New Colombo Plan” của chính phủ Úc.

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.