Nhật Bản xây nhà máy quang điện khổng lồ trên mặt nước

TP - Kể từ năm 2011 khi xảy ra thảm họa điện hạt nhân ở Fukushima, Nhật Bản quay sang năng lượng mặt trời để tìm thay thế ngành công nghiệp điện hạt nhân đầy tai tiếng của họ. 

Do điện mặt trời cần nhiều diện tích trống để đặt các tấm panô pin, Nhật Bản đã sử dụng mặt nước biển cho mục đích này, nhằm tiết kiệm đất trên bờ.

Tháng 9, tập đoàn sản xuất điện mặt trời Kyocera có kế hoạch khởi công xây dựng nhà máy điện mặt trời nổi lớn nhất thế giới hiện nay: phủ 11.000 tấm panô pin mặt trời lên hai khu vực mặt nước rộng ở tỉnh Hyogo.

Hai trạm quang điện nổi này có công suất 2,9 MW, đủ để cung cấp điện sinh hoạt cho 920 hộ dân. Kyocera còn có kế hoạch xây dựng 30 nhà máy quang điện nổi trên biển vào năm 2015 để sản xuất ra 60 MW điện. 

Theo Kyocera, các panô nổi trên biển hoạt động tốt hơn trên đất liền vì nước biển làm mát các tấm pin mặt trời khiến tế bào quang điện hoạt động hiệu quả hơn.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.