Những gã khổng lồ trong thế giới côn trùng

Với kích thước to hơn bàn tay, nhiều loài côn trùng khổng lồ có thể khiến con người hoảng sợ bởi vẻ ngoài của chúng.
Những gã khổng lồ trong thế giới côn trùng ảnh 1

Theo Smithsonian, bọ cánh cứng titan (Titanus giganteus) là loài bọ cánh cứng lớn nhất trong rừng mưa Amazon, Nam Mỹ. Đây cũng là một trong những loài côn trùng lớn nhất thế giới. Chúng có thể phát triển chiều dài cơ thể lên tới 16,5 cm. Hàm răng của bọ cánh cứng titan khỏe đến mức dễ dàng cắn đôi một chiếc bút chì. Ảnh:Greenpacks.org.

Những gã khổng lồ trong thế giới côn trùng ảnh 2

Bọ que khổng lồ (Haaniella dehaanii) là côn trùng dài nhất trên Trái Đất. Chúng có hình dáng kỳ lạ, giúp ẩn mình khỏi kẻ thù ăn thịt trong các cành, nhánh và tán lá. Theo National Geographic, bọ que khổng lồ sống ở khu vực Đông Nam Á có chiều dài cơ thể khác nhau, một số cá thể dài tới 61 cm. Bọ que là loài hoạt động về đêm. Chúng phun ra một chất tự vệ có mùi hăng, giả vờ chết hoặc rụng chân để thoát khỏi kẻ săn mồi. Ảnh: Wikimedia Commons.

Những gã khổng lồ trong thế giới côn trùng ảnh 3

Dế Weta (Deinacrida) là sinh vật đặc hữu ở New Zealand. Những cá thể dế Weta lớn nhất nặng hơn 70 g, khiến chúng trở thành một trong những côn trùng nặng nhất thế giới. Dế Weta dài khoảng 10 cm, không tính chân và râu. Ảnh: Mike Locke/Flickr.

Những gã khổng lồ trong thế giới côn trùng ảnh 4

Bọ cánh cứng Goliath (Goliathus) là ứng cử viên nặng ký cho danh hiệu côn trùng lớn nhất thế giới. Những con đực của loài này phát triển chiều dài hơn 10 cm, và nặng tới 100 g trong giai đoạn ấu trùng. Bọ cánh cứng Goliath thường không di chuyển nhiều sáng sớm mát mẻ, nhưng khi được sưởi ấm bởi ánh nắng Mặt Trời, chúng sẽ trở nên tích cực hoạt động hơn. Ảnh: Museum de Toulouse/Flickr.

Những gã khổng lồ trong thế giới côn trùng ảnh 5

Bướm Atlas (Attacus atlas) sống ở quần đảo Mã Lai giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, được xem là loài bướm đêm lớn nhất thế giới. Tổng diện tích cánh của chúng lớn hơn 387 cm2, và sải cánh dài hơn 30 cm. Ảnh: Flickr.

Những gã khổng lồ trong thế giới côn trùng ảnh 6

Ong bắp cày Tarantula Hawk (Pepsini) là loài côn trùng khổng lồ và hung dữ, chuyên tấn công những con nhện Tarantula. Chúng làm tê liệt con nhện độc lớn hơn nhiều lần bằng một cú đốt, sau đó kéo nhện vào hang rồi đẻ một quả trứng lên người con nhện. Ấu trùng ong Tarantula Hawk sau khi nở sẽ ăn thịt con nhện đang bị tê liệt trong vài tuần. Ảnh: Flickr.

Những gã khổng lồ trong thế giới côn trùng ảnh 7

Gián đào hang khổng lồ hay gián tê giác (Macropanesthia) sống tại Australia là loài gián nặng nhất thế giới với trọng lượng lên tới 35 g. Chúng có tuổi thọ khoảng 10 năm, và chiều dài cơ thể lớn hơn 7,6 cm. Gián tê giác không có cánh và nằm trong số những côn trùng gây hại. Ảnh: Skydie/Shutterstock .

Những gã khổng lồ trong thế giới côn trùng ảnh 8

Bướm nữ hoàng Alexandra (Ornithoptera alexandrae) là loài bướm lớn nhất thế giới, với sải cánh dài hơn 30 cm. Chúng sống ở các vùng xa xôi của Papua New Guinea. Loài bướm này đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao. Ảnh: Wikimedia Commons.

Những gã khổng lồ trong thế giới côn trùng ảnh 9

Bọ nước khổng lồ (Belostomatidae) có chiều dài cơ thể khoảng 10 cm, ngang bằng với những con bọ cánh cứng lớn nhất thế giới. Chúng là những kẻ săn mồi phàm ăn trong ao hồ. Ở Việt Nam, bọ nước khổng lồ còn được gọi là cà cuống. Ảnh: Alpha/Flickr.

Những gã khổng lồ trong thế giới côn trùng ảnh 10

Bọ cánh cứng Acteon (Megasoma action) là một trong những loài bọ cánh cứng khổng lồ trong rừng mưa Amazon, Nam Mỹ. Cơ thể của chúng dài 12,7 cm và dày 4 cm. Bọ cánh cứng Acteon có lớp vỏ bên ngoài rất cứng và đôi chân mạnh mẽ, có móng vuốt, giúp con vật bám vào thân cây. Ảnh: Wikimedia Commons.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.