Nước trên Trái Đất có thể không bắt nguồn từ sao chổi
Dữ liệu từ robot thăm dò Rosetta cho thấy nước trên Trái Đất không có nguồn gốc từ sao chổi như giả thiết trước đây, mà có thể đến từ các tiểu hành tinh.

Theo Reuters, phát hiện này loại trừ khả năng cho rằng nước trên Trái Đất có nguồn gốc từ sao chổi, và mở ra hướng nghiên cứu mới tập trung vào tiểu hành tinh.
"Các tiểu hành tinh có thể từng có lượng nước nhiều hơn so với hiện nay. Chúng đã tồn tại ở khu vực gần với Mặt Trời trong 4,6 tỷ năm", chuyên gia Kathrin Altwegg của Đại học Bern, Thụy Sĩ, nói.
Robot thăm dò của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) hạ cánh xuống bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko hôm 12/11, sau hành trình kéo dài 10 năm. Theo dữ liệu ban đầu, robot Philae phát hiện dấu vết của phân tử hữu cơ chứa nguyên tử carbon, vốn là nhân tố cơ bản của sự sống trên Trái Đất.
Sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko được phát hiện năm 1969. Nó có đường kính 4 km và nằm cách Trái Đất khoảng 500 triệu km.
Theo Linh Anh
VnExpress
Cùng chuyên mục

Cần 'khoán 10' cho khoa học - công nghệ

Bị xâm phạm lãnh thổ, sư tử hạ gục báo săn trong nháy mắt

Linh dương đầu bò ác chiến với báo hoa mai để bảo vệ con

Chưa săn được lợn rừng còn bị đuổi ngược, báo hoa mai bỏ chạy thục mạng để thoát thân

Sự kiện đại tuyệt chủng có thể khiến xác khủng long văng lên tận... Mặt Trăng

Bầy linh cẩu xúm đông xúm đỏ hạ sát hà mã

Sốc, voi có thể toát 500 lít mồ hôi mỗi ngày
