Phát hiện hàng loạt đường dây cung cấp thiết bị gian lận

Phát hiện hàng loạt đường dây cung cấp thiết bị gian lận
TP - Ngay trước thềm kỳ thi THPT Quốc gia 2019, lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện, triệt phá hàng loạt đường dây cung cấp, bán thiết bị công nghệ cao phục vụ mục đích gian lận trong thi cử. Các thiết bị này ngày càng tinh vi, có gắn camera, tai nghe và được ngụy trang giống các vật dụng được phép mang vào phòng thi như: Máy tính Casio FX-570, cúc áo, đồng hồ…

Mới đây nhất, ngày 20/6, Công an quận Nam Từ Liêm bắt giữ Đặng Công Bão và Nguyễn Thế Mạnh (cùng SN 1996, quê tỉnh Bắc Ninh), cầm đầu một đường dây chuyên cung cấp thiết bị công nghệ phục vụ gian lận thi cử với số lượng lớn trên địa bàn thành phố. Kiểm tra phòng trọ của Bão và Mạnh tại phường Mễ Trì, cảnh sát thu giữ hơn 200 thiết bị rung, tai nghe siêu nhỏ, thẻ ATM và các thiết bị camera cúc áo, bút bi… phục vụ gian lận các môn thi tự luận và trắc nghiệm.

Mở rộng điều tra, cảnh sát kiểm tra ki-ốt số 1 tại chợ thương mại Việt - Trung do Trần Thị Quỳnh (SN 1992) làm chủ, thu giữ hơn 300 thiết bị camera giấu kín, tai nghe nghi sử dụng phục vụ gian lận thi cử. Liên quan đến đường dây này, cảnh sát cũng kiểm tra Công ty Thiết bị Bảo An (trụ sở đường Hồ Tùng Mậu, Hà Nội), thu giữ hơn 100 bộ camera ngụy trang, thiết bị công nghệ tương tự.

Tại trụ sở công an, Đặng Công Bão khai, nhập các loại thiết bị gian lận thi cử với giá từ 400.000 đến 1,6 triệu đồng từ Lạng Sơn
về rồi bán lại cho học sinh, sinh viên giá gấp 2-3 lần. Vào tháng cao điểm, Bão và nhóm bạn bán ra hàng trăm bộ thiết bị này.

Trước đó, Phòng cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC05) - Công an Hà Nội phát hiện, lập biên bản ổ nhóm gồm 5 cá nhân có hành vi kinh doanh thiết bị tai nghe, thu phát tín hiệu kích thước nhỏ nhằm mục đích gian lận thi cử. Cầm đầu ổ nhóm là Tống Ngọc Toàn (SN 1989, trú tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Qua kiểm tra, cảnh sát thu giữ 65 thiết bị các loại.

Tại cơ quan công an, Toàn khai nhận đã kinh doanh thiết bị tai nghe siêu nhỏ phục vụ mục đích gian lận thi cử từ tháng 7/2015 cho đến khi bị phát hiện thông qua website, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội Facebook và Youtube. Toàn khai còn tự sản xuất, lắp ráp một số thiết bị trên cơ sở các mẫu có sẵn trên thị trường.

Trao đổi với Tiền Phong, trung úy Phạm Văn Hoàng, cán bộ Phòng PC05 - Công an Hà Nội cho biết, những năm gần đây đơn vị đã phát hiện, xử lý hàng loạt cá nhân, ổ nhóm có hành vi kinh doanh qua mạng internet các thiết bị thu phát tín hiệu kích thước nhỏ. Các đối tượng khai khách hàng chủ yếu là học sinh, sinh viên mua thiết bị nhằm mục đích gian lận trong thi cử. Các thiết bị này có kích thước rất nhỏ, dễ dàng giấu trong người, ngụy trang trong các vật dụng được phép mang vào phòng thi.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.