Phát hiện loài nhện có đuôi như bọ cạp

Hình loài nhện có đuôi như bọ cạp được các nhà khoa học dựng lại.
Hình loài nhện có đuôi như bọ cạp được các nhà khoa học dựng lại.
TPO - Theo Dailymail ngày 6/2, các nhà khoa học vừa phát hiện ra loài nhện có đuôi giống bọ cạp được bảo quản hoàn hảo trong hổ phách có niên đại 100.000 năm tuổi tại rừng nhiệt đới ở Myanmar.

Theo Dailymail, loài nhện kì lạ có tên Chimerarachne (đặt theo tên quái vật Chimera trong thần thoại Hy Lạp). Nó có đuôi dài hơn cả cơ thể, được cho là rất nhạy cảm và dùng để tìm kiếm con mồi hoặc thoát khỏi kẻ thù. Chiếc đuôi tương tự như của loài bọ cạp nhưng các nhà khoa học chưa bao giờ thấy ở loài nhện trước đây.

Phát hiện loài nhện có đuôi như bọ cạp ảnh 1

Xác loài nhện kì lạ được bảo quản hoàn hảo trong hổ phách có niện đại 100.000 năm.

Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể con cháu của sinh vật kì lạ này vẫn đang sống trong những khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á.

Những viên hổ phách chứa xác loài nhện này đang được một một nhóm chuyên gia quốc tế đến từ Mỹ, Trung Quốc, Đức và Anh nghiên cứu.

Phát hiện loài nhện có đuôi như bọ cạp ảnh 2

Chiếc đuôi dài như của bọ cạp được sử dụng như một giác quan.

Theo Dailymail, loài nhện này cũng có răng nanh giống như loài nhện hiện đại, chúng dùng nanh nhọn để tiêm nọc độc vào côn trùng bị mắc kẹt dưới móng vuốt sắc nhọn của chúng.

Bốn hóa thạch được bảo tồn hoàn hảo đến mức các nhà khoa học thậm chí còn xác định được cả cơ quan sinh dục đực, còn được biết đến với tên khoa học pedipalps. Pedipalps tương tự như chiếc kim nhỏ giúp chuyển tinh trùng đến con cái.

Phát hiện loài nhện có đuôi như bọ cạp ảnh 3

Các nhà khoa học thu thập được bốn mẫu vật được bảo quản hoàn hảo.

Các mẫu vật khá nhỏ, chỉ dài khoảng 2,5 mm. Đầu, răng nanh, pedipalps, 4 chiếc chân và cơ quan nhả tơ cũng có thể được quan sát rõ ràng. Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất chính là một chiếc đuôi dài mà loài nhện hiện đại không có.

Phát hiện loài nhện có đuôi như bọ cạp ảnh 4

Chúng được phát hiện ở Thung lũng Hukawng, Myanmar.

Nhà sinh vật học Paul Selden thuộc Đại học Kansas cho biết: “Bất cứ phần phụ hình roi nào cũng thường có chức năng như chiếc ăng-ten để cảm nhận môi trường. Các loài động vật có đuôi uốn cong như vậy thường dùng nó như một giác quan”.

Ông Selden cũng cho rằng Chimerarachne làm sáng tỏ nhiều điều về sự tiến hóa của loài nhện nhưng những hành vi hàng ngày của nó rất khó có thể được xác định nếu chỉ dựa vào hổ phách. Ông nói: “Chúng ta chỉ có thể suy đoán rằng vì nó bị mắc kẹt trong hổ phách nên chúng có thể sống trên hoặc xung quanh các thân cây”.

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG