Phát hiện núi lửa khổng lồ phun băng trên sao Diêm Vương

Wright Mons nằm ngay phía nam của Sputnik Planum trên sao Diêm Vương được cho là một ngọn núi lửa băng khổng lồ.
Wright Mons nằm ngay phía nam của Sputnik Planum trên sao Diêm Vương được cho là một ngọn núi lửa băng khổng lồ.
Các nhà khoa học NASA nghĩ rằng, họ đã tìm thấy núi lửa khổng lồ trên bề mặt sao Diêm Vương có thể phun ra băng thay vì dung nham và tro bụi như thường.

Mới đây nhất, các nhà khoa học của NASA cho biết, tàu thăm dò New Horizons đã phát hiện không chỉ một mà là hai ngọn núi lửa khổng lồ trên bề mặt cực nam của sao Diêm Vương. Những phân tích sâu hơn cho thấy, hai ngọn núi lửa này có thể đã hoạt động trong thời gian gần đây và có thể là núi lửa lạnh phun ra băng chứ không phải là dung nham.

Thời điểm thế giới được tận mắt thấy những hình ảnh đầu tiên của sao Diêm Vương, tất cả mọi người đều thấy đó là một thế giới băng giá thiếu sức sống. Vì vậy, việc phát hiện ra những hoạt động địa chất của sao Diêm vương gây bất ngờ lớn. Theo các nhà khoa học, chúng ta sẽ dần hiểu được những điều bí ẩn của ngôi sao nằm xa mặt trời nhất này.

Phát hiện núi lửa khổng lồ phun băng trên sao Diêm Vương ảnh 1

Hai ngọn núi lửa, chính thức được đặt tên là Wright Mons và Piccard Mons, có diện tích rất rộng lớn. Ước tính, mỗi ngọn núi trải rộng tới 160 km, trong đó, Piccard Mons cao tới 6.000 m, còn Wrights Mons cao 3.500 m.

Theo các chuyên gia, những ngọn núi lửa này có đặc điểm rất giống với những núi lửa trên các hành tinh khác. Tuy nhiên, chúng không phun trào ra dung nham và tro bụi, thay vào đó sẽ là hỗn hợp của nước đá, amoniac và khí methane. 

Nếu những thông tin này được chứng minh, đây sẽ là một trong những khám phá quan trọng nhất được thực hiện bởi tàu New Horizon, bởi chúng ta chưa từng quan sát được điều gì giống như thế này trong khu vực rìa của Hệ Mặt trời.

Các nhà khoa học của NASA không chính thức gọi đó là những núi lửa, và việc nghiên cứu thêm là cần thiết. Tuy nhiên, Oliver White - nhà nghiên cứu sau Tiến sĩ dự án New Horizon tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA ở California cho biết trong một cuộc họp báo, "Khi bạn nhìn thấy một ngọn núi với một lỗ lớn ở phía trên, bạn sẽ chỉ nghĩ đến một thứ. Và là một nhà nghiên cứu về hình thái núi lửa, tôi không thể nhìn nó ra cái gì khác".

Alan Steran - một thành viên dự án nói thêm, "hành tinh có cấu trúc tương tự gần nhất với những cấu trúc địa chất này là sao Hỏa. Và những hành tinh giữa chúng thì lại không có. Điều đó thực sự đáng ngạc nhiên".

Cùng với sự hiện diện của các núi lửa lạnh tiềm năng, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng sao Diêm Vương có một lịch sử hoạt động địa chất rất dài. Sao Diêm Vương có hơn 1.000 miệng núi lửa trên bề mặt, và một số cho thấy rằng các hoạt động địa chất đã xảy ra ngay trong khoảng thời gian các hành tinh được hình thành, vào khoảng bốn tỷ năm trước.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những khu vực khác như đồng bằng của Sputnik Planum chỉ mới khoảng 10 triệu năm tuổi. Về mặt địa chất mà nói, nó mới chỉ được "sinh ra ngày hôm qua". Sự vắng mặt của miệng núi lửa ở khu vực này chỉ ra rằng, sao Diêm Vương đã hoạt động nhiều trong suốt lịch sử 4 tỉ năm của nó. Tiến sĩ Kelsi Singer của Viện nghiên Cứu Tây Nam, Colorado (Mỹ) giải thích trong một buổi hội thảo.

Phát hiện núi lửa khổng lồ phun băng trên sao Diêm Vương ảnh 2

Miệng núi lửa Wright

Việc phát hiện ra các núi lửa hoạt động gần đây trên sao Diêm Vương sẽ đưa ra câu hỏi quan trọng về sự tiến hóa địa chất và khí quyển của hành tinh lùn. "Sao Diêm Vương đã mang lại cho chúng ta một cái nhìn mới về cách các hành tinh nhỏ phát triển", Kelsi Singer cho biết.

Singer tiếp tục nói, "Chúng tôi đã lập bản đồ hơn 1.000 miệng núi lửa có kích thước và hình dạng khác nhau trên sao Diêm Vương. Tôi mong đợi có nhiều hơn những nghiên cứu như thế này để cung cấp cho chúng ta những hiểu biết mới quan trọng về cách hình thành và phát triển của các hành tinh trong Hệ Mặt trời".

Vậy, thứ gì đã tạo nên các hoạt động này? Các nhà khoa học tin rằng, những điều chúng ta thấy là kết quả của một nguồn nhiệt bên trong - như sự phân rã phóng xạ của các nguyên tố còn lại từ sự hình thành của sao Diêm Vương hơn 4,5 tỷ năm trước đây, giữ nhiệt đủ nóng để băng đá tan chảy. Nhưng với một bề mặt được bao phủ bởi băng đá dễ bay hơi, lượng nhiệt này là không đủ để tạo ra những dòng dung nham.

Cho đến nay New Horizons và sao Diêm Vương đã cho chúng ta khá nhiều dữ liệu, nhưng đó mới chỉ là khởi đầu. Với chỉ 20% dữ liệu được tải về cho đến nay, chúng ta cũng đã có rất nhiều thứ thú vị và còn nhiều điều đáng mong đợi ở phía trước.

Theo Theo Khám phá
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.