Phát hiện thành phố cổ 2.000 năm tuổi dưới đáy sông

Năm 2011, các nhà khảo cổ phát hiện vô số tảng đá khổng lồ - bằng chứng đầu tiên về thành phố huyền thoại của Ai Cập - dưới đáy Đại Tây Dương. Ảnh: Daily Mail
Năm 2011, các nhà khảo cổ phát hiện vô số tảng đá khổng lồ - bằng chứng đầu tiên về thành phố huyền thoại của Ai Cập - dưới đáy Đại Tây Dương. Ảnh: Daily Mail
Các nhà khảo cổ Ai Cập và Italy vừa phát hiện một thành phố 2.000 năm tuổi dưới lớp bùn dày của sông Nile.

Ông Mamdouh el-Damaty, Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập cho biết, các nhà khảo cổ đã phát hiện một thành phố cổ có niên đại 2.000 năm, tờ Cairo Post đưa tin.

Đội khảo cổ của Bộ Cổ vật Ai Cập cùng các chuyên gia Italy khảo sát khu vực có bán kính 25 km tại khu vực phía bắc của nhánh phía tây sông Nile, gần thị trấn Rosetta, tỉnh Beheira. Họ phát hiện nhiều tòa nhà xung quanh một công trình kiến trúc đồ sộ hình chữ nhật và tin rằng chúng là đền thờ chính của thành phố.

Theo ông Damaty, cuộc khảo sát cũng cho thấy các phần riêng biệt của thành phố. Các nhà khảo cổ tin rằng, phần hạ lưu có niên đại từ đầu thời kỳ Hy Lạp hóa (năm 332 - 30 trước Công nguyên), trong khi phần thượng lưu có niên đại từ cuối thời kỳ Hy Lạp hóa - đầu thời kỳ Đế chế La Mã (năm 30 trước Công nguyên - năm 395 sau Công nguyên).
“Khám phá mới thật đặc biệt vì nó phản ánh chi tiết trong cấu trúc của thành phố cổ và hé lộ cuộc sống thường nhật của cư dân”, ông Damaty kết luận.

Tiến sĩ Mohamed Kenawy, trưởng nhóm khảo cổ, cho biết, những đặc điểm ban đầu cho thấy, thành phố hình thành trong thời kỳ Hậu nguyên (664 – 332 trước Công nguyên).

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG