Phát hiện thiên thạch quái dị có thể đâm trúng địa cầu

Hình minh họa vụ va chạm giữa thiên thạch 1950 DA và trái đất. Ảnh: Corbis
Hình minh họa vụ va chạm giữa thiên thạch 1950 DA và trái đất. Ảnh: Corbis
Một viên đá trời kỳ lạ có thể lao trúng trái đất vào năm 2880 và các nhà khoa học chưa thể nghĩ ra cách ngăn chặn nó.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Tennessee tại Mỹ phát hiện một thiên thạch xoay cực nhanh và đang bay về phía trái đất. 1950 DA, tên của thiên thạch, có đường kính khoảng 1.000 m và nó xoay một vòng trong 126 phút. Đây là một vận tốc không tưởng đối với thiên thạch lớn như 1950 DA, Nature đưa tin.

Với tốc độ khủng khiếp như thế, mọi thiên thạch sẽ vỡ tan rồi biến mất. Nhưng 1950 DA không hề bộc lộ dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ vỡ. Điều đáng sợ hơn là nó đang bay thẳng tới trái đất. Theo tính toán của nhóm nghiên cứu, vụ va chạm giữa hai thiên thể sẽ xảy ra vào ngày 16/3/2880.

Ben Rozitis, một nhà nghiên cứu có học vị sau tiến sĩ của Đại học Tennessee, cùng các đồng nghiệp đang tìm hiểu nguyên nhân khiến thiên thạch không vỡ dù xoay với tốc độ siêu lớn. Bằng cách tính toán nhiệt độ và mật độ vật chất của thiên thạch, họ đã tìm ra bí mật của nó.

"Chúng tôi phát hiện ra rằng 1950 DA đang xoay nhanh hơn so với giới hạn tốc độ dành cho mật độ vật chất của nó. Vì thế, rất có thể lực liên kết giữa các phân tử trong thiên thạch đã giúp nó bảo toàn hình dạng", Ben nhận định.

Tốc độ xoay của 1950 DA lớn đến nỗi lực hấp dẫn ở xích đạo của nó chỉ đạt mức âm. Nếu một phi hành gia cố gắng đứng trên xích đạo của nó, người đó sẽ văng vào không gian.

Giới chuyên gia vật lý thiên văn từng dự đoán sự tồn tại của lực liên kết hạt trong các thiên thạch nhỏ, nhưng họ chưa có bằng chứng cụ thể.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG