Rác thải nhựa đang giết chết đại dương như thế nào?

Rác thải nhựa đang giết chết các loài sinh vật biển.
Rác thải nhựa đang giết chết các loài sinh vật biển.
TPO - Khoảng 80% lượng nhựa nhân tạo được tống khứ ra các đại dương, và hầu hết trong thành phần của những loại nhựa này đều chứa các hạt nano cacbon và silicon độc hại đối với sinh vật biển. Trong bốn năm qua, một nhóm các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các hạt carbon và silicon được sử dụng để sản xuất các sản phẩm nhựa. 

Giáo sư Kirill Golokhvast thuộc Đại học Viễn Đông Quốc gia (FEFU) cho biết: “Những vật liệu này gây tác hại lớn cho đời sống biển. Chúng ta đã có dữ liệu về tác động của các vật liệu trên hệ thực và động vật trên cạn, nhưng chưa có một nghiên cứu mang tính hệ thống nào về tác hại tiềm ẩn của chúng đối với sinh vật biển. Trong khi đó, có tới 80% nhựa và vật liệu tổng hợp có mặt trên hành tinh được đào thải ra các đại dương, và sẽ phải mất vài trăm năm để phân hủy.”

Hạt nano cacbon và nano silicon nguy hiểm được sử dụng để cải thiện chất lượng nhiều loại nhựa khác nhau, từ đường ống dẫn dầu cho tới những vật liệu thông dụng hàng ngày như vải vóc, quần áo… Cùng với nhựa, các hạt này được thải ra biển.

Theo Golokhvast, các yếu tố nguy hiểm tấn công biển đến từ tất cả các khu vực đô thị, chúng thường xuất hiện trong lĩnh vực sản xuất xe hơi, hàn và mạ điện. Đặc biệt, một số những hạt đó được đổ trực tiếp ra đại dương từ không khí. 

“Số lượng của các hạt vi mô nguy hiểm đang liên tục gia tăng, chúng có trong các chất liệu tổng hợp, kim loại, nhựa và bồ hóng, và đây là những chất liệu không có trong tự nhiên. Các hạt càng nhỏ, càng độc hại. Và nếu ngay từ bây giờ, chúng ta không thu thập dữ liệu về nguy cơ ngày một gia tăng đó, và tìm giải pháp để trung hòa các hạt này, chẳng mấy chốc điều đó sẽ là quá muộn.” Golokhvast nói.

Để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học đã chọn Heterosigma Akashiwo, một vi tảo biển đơn bào tại vùng vịnh Peter Great ở biển Nhật Bản. Loại thực vật phù du này phổ biến ở vùng Viễn Đông. Nó được coi là một "máy lọc" nước tự nhiên. 

Ngoài ra, các tế bào vi tảo có một bức tường mỏng, có nghĩa là chúng dễ bị ảnh hưởng bởi những gì xảy ra trong môi trường.

Nồng độ hạt nano nhựa 100 mg /lít nước đã khiến tảo chết. Ngộ độc cấp tính đã được ghi nhận vào ngày thứ ba của thí nghiệm, và nhiễm độc mãn tính xảy ra vào ngày thứ bảy.

Các nhà nghiên cứu tin rằng ống nano đã phá hủy màng tế bào, khiến chúng chết. Ngoài ra, các sợi nano, chứa các hợp chất niken đã làm biến dạng sự cấu trúc tế bào của vi tảo.

Ngoài vi tảo, các nhà khoa học đã có dữ liệu trên nhím biển và các loài nhuyễn thể. Cùng với các chuyên gia Ấn Độ, các nhà nghiên cứu Nga cũng đang tiến hành các thí nghiệm trên cá.

Giờ đây, họ đang có kế hoạch tạo ra một mô hình tác động của các hạt vi mô nguy hiểm trên thực vật và đời sống động vật trong các đại dương. Mục tiêu của họ là nhằm tìm ra loài vi khuẩn hoặc nấm có thể giúp giảm thiểu hoặc điều trị những tác hại mà nhựa nhân tạo gây ra.

Theo Russia Beyond
MỚI - NÓNG
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
Nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai Phùng Ngọc Mỹ bị kỷ luật cảnh cáo
TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai biểu quyết, thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phùng Ngọc Mỹ (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Mai Xuân Hải (nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh).