Smartphone giúp chữa bệnh?

Smartphone giúp chữa bệnh?
TPO – Thực tế cho thấy các ứng dụng thu thập dữ liệu và theo dõi hoạt động của các bệnh nhân tiểu đường và các bệnh do lối sống không khoa học khác không thực sự hiệu quả trong việc chữa bệnh.

>Nokia vẫn sản xuất smartphone Android?

Thung lũng Silicon đang xúc tiến phương pháp giải quyết các căn bệnh gây ra bởi lối sống như huyết áp cao, tiểu đường đang ngày càng gia tăng và gây áp lực lên hệ thống chăm sóc y tế toàn cầu bằng các ứng dụng trên smartphone.

Trong năm nay, các công ty chuyên nghiên cứu và cung cấp phần mềm đã chi hơn 150.000 USD vào nghiên cứu các phần mềm theo dõi và phân tích các chương trình thể dục, chế độ ăn uống, giấc ngủ và các yếu tố nhằm nâng cao sức khỏe.

Hầu hết các phần mềm đều khuyến khích người dùng sống lành mạnh bằng một trò chơi hay cuộc thi giữa nhưng người sử dụng – có thể là đồng nghiệp hoặc bạn bè ảo.

Người tiêu dùng tỏ ra thích thú với các ứng dụng như vậy. Năm ngoái, các ứng dụng y tế trên điện thoại như iPhone và các smartphone chạy hệ điều hành Android của Google đã thu về 718 USD, tăng 100 triệu USD so với năm 2010.

Theo Hiệp hội đầu tư mạo hiểm quốc gia, chỉ riêng ứng dụng MyFitnessPal đã thu về 18 triệu USD với 40 triệu người sử dụng. Runkeeper, một ứng dụng như “một huấn luyện viên cá nhân bỏ túi” đã thu hút 22 triệu người sử dụng.

Tuy nhiên, cho tới giờ phút này, vẫn chưa có nhiều bằng chứng cho thấy các ứng dụng sức khỏe trên smartphone có hiệu quả với các loại bệnh gây ra bởi lối sống thiếu lành mạnh. Bằng chứng là chi phí chữa bệnh tiểu đường tại Mỹ năm ngoái là 245 tỷ USD. Chi phí y tế của một người bị bệnh tiểu đường gấp 2,3 lần một người bình thường và số lượng bệnh nhân mắc bệnh này tăng gần ba lần trong 2 thập kỷ qua.

Một cơ quan truyền thông về y tế mới đăng tải một bài viết nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về căn bệnh này và không nên quá phụ thuộc vào công nghệ vì phần lớn các phần mềm này không có tính giám sát và ghi lại các hoạt động của bệnh nhân một cách trung thực.

Trong năm nay, các nhà nghiên cứu tại John Hopkins công bố một trong những báo cáo đầu tiên về tác dụng của những phần mềm này thông qua các thử nghiệm y tế nghiêm ngặt. Hầu hết, các kết quả đều cho thấy các ứng dụng này chưa hoàn thiện. Khả năng quản lý chưa sát sao và không thể phổ biến (Những ứng dụng này chỉ được sử dụng ở các nước có thu nhập cao).

Báo cáo cuối cùng và cũng là báo cáo quan trọng nhất cho thấy những người tải về các ứng dụng chăm sóc sức khỏe trên smartphone và điên cuồng nhập dữ liệu của bản thân trên các ứng dụng này có nguy cơ bệnh tiểu đường cao hơn. Mặt khác, phương pháp chữa bệnh này không phù hợp với đối tượng có thu nhập thấp và người già.

Nếu công nghệ thông tin có và những phần mềm đắt tiền không thể giúp con người khỏe mạnh, vậy cái gì có thể? Một trong những giải pháp đã được chứng minh là có hiệu quả vượt trội lại là những phương pháp công nghệ cũ, lạc hậu đến kinh ngạc.

Cuối những năm 1990, số lượng bệnh nhân tiểu đường ngày càng gia tăng. Viện Y tế Quốc gia muốn tìm ra một biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết và ngăn chặn căn bệnh này.

Ba nhóm người – mỗi nhóm gồm hàng trăm người trung niên từ khắp nơi trên nước Mỹ đã tham gia vào cuộc thử nghiệm: Một nhóm nhận metformin – một loại thuốc đặc trị bệnh tiểu đường, một nhóm khác chỉ dùng giả dược và nhóm thứ 3 tham gia vào chương trình thay đổi lối sống với mục tiêu giảm 7% khối lượng cơ thể.

Thời hạn đề ra của nghiên cứu này là 5 năm, nhưng kết quả có được ấn tượng đến mức nghiên cứu hoàn thành trước thời hạn 1 năm. Phương pháp thay đổi lối sống không chỉ đánh bại phương pháp dùng giả dược mà còn hiệu quả gấp 2 lần cách dùng thuốc. Gần 60% những người thay đổi lối sống không bị tái phát bệnh.

Đến đây, chúng ta có thể hiểu tại sao các doanh nghiệp tham vọng sử dụng công nghệ để giải quyết các bệnh gây ra bởi lối sống. Không giống như những loại bệnh khác cần phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc đặc trị, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể tự chữa bệnh bằng việc đi bộ nhiều hơn, ăn uống khoa học hơn.

Các công cụ giúp ghi lại sinh hoạt , theo dõi sự tiến bộ và các chương trình tư vấn y tế online với bệnh nhân tiểu đường vô cùng ý nghĩa và thiết thực. Đây là cơ hội tuyệt vời để các ứng dụng trên điện thoại thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, người sử dụng có thể “nói dối” smartphone của mình hoặc lờ chúng đi. Như vậy, những ứng dụng này trở nên vô tác dụng.

Ngành công nghiệp ứng dụng chăm sóc sức khỏe trên di động vẫn còn trong giai đoạn trứng nước. Tuy nhiên tiềm năng thu thập dữ liệu y tế của các ứng dụng này vẫn rất lớn, đặc biệt là thiết lập cơ sở hạ tầng y tế online – kết nối các công ty bảo hiểm, bệnh viện và nhà điều dưỡng sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các nhà phát triển phần mềm và ứng dụng.

Phương Thảo
Theo CNN

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Lai Châu bổ sung hơn 250 biên chế sự nghiệp giáo dục
Lai Châu bổ sung hơn 250 biên chế sự nghiệp giáo dục
TPO - Tại Kỳ họp thứ hai mươi (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Lai Châu khóa XV thông qua 13 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, tỉnh có Nghị quyết phê duyệt bổ sung hơn 250 biên chế sự nghiệp giáo dục năm 2024.