Tảng băng 5000 km2 ở Nam Cực có nguy cơ nứt gãy

Vết rạn nứt rộng khoảng 100m và dài hàng km.
Vết rạn nứt rộng khoảng 100m và dài hàng km.
Mới đây, các nhà khoa học đưa ra cảnh báo về 1 tảng băng khổng lồ sắp tách khỏi thềm băng Nam Cực và trở thành 1 trong 10 vụ vỡ băng lớn nhất trong lịch sử.

Vết rạn nứt chạy dài trên Larsen C, thềm băng "khủng" lớn nhất ở châu Nam Cực, đột nhiên có xu hướng mở rộng đáng kể trong tháng 12/2016.

Hiện tại, một tảng băng khổng lồ có kích thước rộng lên tới 5000 km2 chỉ nối liền với thềm băng qua dải băng dài 20 km.

Các nhà khoa học tại Đại học Swansea, Anh nhận định, tảng băng lớn có kích thước bằng ¼ kích thước của xứ Wales sẽ để lại ảnh hưởng lớn đến toàn bộ thềm băng trong tương lai.

Larsen C dày khoảng 350m và trôi trên biển ở rìa Tây Nam cực , "bám chặt" dòng chảy của sông băng mà ăn vào nó. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi vết nứt sâu ở Larsen C trong nhiều năm, kể từ vụ sụp đổ một tảng băng lớn vào năm 1995 và thềm băng Larsen B tan rã năm 2002.

Năm 2016, các nhà nghiên cứu dự án Midas của Anh, dự án theo dõi những thay đổi của băng ở Tây Nam Cực cho biết, sự rạn nứt trên Larsen C đang phát triển nhanh.

Tuy nhiên, quá trình rạn nứt bắt đầu đột ngột tăng lên 18km chỉ trong một vài tuần cuối tháng 12/2016.

Điều gì sẽ xảy ra khi mắt xích liên kết giữa tảng băng khủng với thềm băng tan vỡ?

Tảng băng 5000 km2 ở Nam Cực có nguy cơ nứt gãy ảnh 1 Vụ sụp đổ của Larsen B vào năm 2002, đã kéo theo hàng loạt ảnh hưởng tới những khu vực xung quanh.

Theo Adrian Luckman, chuyên gia của trường Đạihọc Swansea, kiêm lãnh đọa dự án Midas nhận định rằng: "Nếu quá trình này không tiếp tục trong vài tháng tới, tôi sẽ rất ngạc nhiên".

Giáo sư Luckman cho biết, tảng băng bị đứt gãy chiều rộng lên tới 5000 km2 và sẽ trở thành một trong 10 vụ băng vỡ lớn nhất trong lịch sử.

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự kiện khủng khiếp này là do ảnh hưởng từ hệ lụy của biến đổi khí hậu. Vết rạn nứt đã xuất hiện và tồn tại trong nhiều thập kỷ nhưng nó đã "trỗi dậy" trong thời điểm đặc biệt này.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân khiến băng tan, phân tách.

Các chuyên gia lo ngại về việc tảng băng khổng lồ sau khi đứt gãy sẽ gây ảnh hưởng lớn tới các tảng băng và thềm băng khác, kể từ sau khi vụ đứt gãy của Larsen B vào năm 2002.

Giáo sư Luckman chia sẻ rằng: "Chúng tôi tin, mặc dù những người khác có thể không tin về việc những tảng băng còn lại sẽ ít ổn định hơn so với hiện tại".

Theo ước tính, nếu tất cả các tảng băng tan ở thềm băng Larsen C thì nó sẽ làm cho mực nước biển toàn cầu sẽ tăng lên khoảng 10cm.

Tất cả điều đó vẫn còn rất khó phán đoán trong tương lai. Nhưng chắc chắn, vụ băng khủng gãy vỡ có thể sẽ làm thay đổi bờ biển hoang giá ở Nam Cực.

Theo Theo Trí Thức Trẻ
MỚI - NÓNG
Lốc xoáy làm lật thuyền, hai người mất tích
Lốc xoáy làm lật thuyền, hai người mất tích
TPO - Vào tối 17/4, trên địa bàn huyện Sìn Hồ (Lai Châu), do ảnh hưởng của mưa lớn kèm gió lốc lật thuyền, hai người mất tích. Mưa lớn kèm gió lốc cũng gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng đến tài sản của Nhà nước và nhân dân.