Thị trường di động nóng bỏng cuộc chiến mang tên OTT

Thị trường di động nóng bỏng cuộc chiến mang tên OTT
Thuê bao di động đăng ký dịch vụ thoại và sms miễn phí (Over The Top - OTT) phát triển với tốc độ chóng mặt, nhà mạng thất thu lớn, hàng loạt các vấn đề về an toàn anh ninh cũng bắt đầu được đặt ra đang là tâm điểm của thị trường di động hiện nay.

Thị trường di động nóng bỏng cuộc chiến mang tên OTT

Thuê bao di động đăng ký dịch vụ thoại và sms miễn phí (Over The Top - OTT) phát triển với tốc độ chóng mặt, nhà mạng thất thu lớn, hàng loạt các vấn đề về an toàn anh ninh cũng bắt đầu được đặt ra đang là tâm điểm của thị trường di động hiện nay.

Cuối năm sẽ có khoảng hơn 50% thuê bao 3G dùng OTT?

Cho đến thời điểm này trên thị trường di động Việt Nam có 4 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ OTT gồm thoại và sms miễn phí đang cạnh tranh nhau mạnh nhất gồm; Viber, Line, Zalo, Kakao Talk.

Tháng 2/2013, bên cạnh việc Viber công bố cột mốc 3,5 triệu người dùng tại Việt Nam, các ứng dụng khác cũng lần lượt khẳng định đã có khoảng 1 triệu người sử dụng sau một thời gian gia nhập thị trường. Đến tháng 4/2013, ông Talmon Marco, Giám đốc Viber cho biết, ứng dụng này đang có khoảng 4 triệu người dùng Việt Nam với mức độ tăng trưởng trung bình khoảng 500.000 người dùng mỗi tháng. Theo ông Talmon Marco, Giám đốc Viber, đến cuối năm 2013, Viber hi vọng số lượng người dùng sẽ có từ 7-8 con số (hàng triệu hoặc chục triệu người dùng-pv), tương đương khoảng trên dưới 10 triệu người dùng.

Ngoài Viber, đầu tháng 5/2013, ứng dụng nhắn tin thoại miễn phí Zalo đã công bố cán mốc 2 triệu thành viên sử dụng và đến giữa tháng, con số người dùng của Zalo đã tăng thêm khoảng 300.000 người dùng, trong đó tỷ lệ người sử dụng trên các hệ điều hành phổ biến iOS, Android, Nokia Symbian tương ứng vào khoảng 30%, 40% và 30%. So với thời điểm chínhthức ra mắt cách đây 5 tháng, sản phẩm này đã đạt tốc độ tăng trưởng gần 700%. Ông Vương Quang Khải, Phó Tổng giám đốc VNG - phụ trách Zalo cho biết, Mục tiêu tiếp theo của Zalo sẽ là mốc 5 triệu, tương đương 50% lượng người sử dụng điện thoại thông minh ở Việt Nam.

Trong khi đó, đại diện VTC Online cho biết, dự kiến mục tiêu của Kakao Talk đến hết năm 2013 sẽ đạt khoảng 7 triệu người dùng.

Theo thống kê của Bộ TT&TT hiện Việt Nam đang có hơn 20 triệu người dùng 3G. Như vậy, theo mục tiêu của các nhà cung cấp dịch vụ OTT thì đến cuối năm 2013 sẽ có ít nhất hơn 50% thuê bao 3G sẽ sử dụng dịch vụ OTT.

Nhà mạng thiệt hại nặng vì dịch vụ OTT

Thông tin trên truyền thông mới đây ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel tiết lộ, nếu 40 triệu thuê bao di động đều dùng 3G và Viber, thì doanh thu của Viettel có thể bị giảm 40-50%. Những dịch vụ viễn thông cơ bản, như điện thoại, nhắn tin… đang chiếm đến 80% doanh thu hàng năm của các doanh nghiệp (DN) viễn thông, với trên 100.000 tỷ đồng, thì cảnh báo trên của ông Hùng là “cú sốc” lớn. Điều đó có nghĩa là, các nhà mạng sẽ mất gần 50.000 tỷ đồng mỗi năm, nếu khách hàng đều dùng các dịch vụ OTT, gồm nhắn tin, gọi điện miễn phí qua Internet.

Viễn cảnh này rất có thể trở thành hiện thực trong một ngày không xa. Theo Viettel, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2012, lượng người dùng Viber đã làm giảm doanh thu của Viettel 1.500 tỷ đồng. Ở thời điểm đó, các ứng dụng OTT mới có số lượng người dùng khiêm tốn.

Trước đó, ông Đỗ Vũ Anh - Trưởng ban Viễn thông của VNPT cho biết,các dịch vụ OTT như gọi điện thoại, nhắn tin di động miễn phí qua môi trường Internet... đã gây thiệt hại rất lớn đến doanh thu của các mạng di động Việt Nam cũng như thế giới. "Dịch vụ này đã ảnh hưởng 9 -10% doanh thu của các nhà mạng trên thế giới", ông Đỗ Vũ Anh dẫn chứng.

Cùng quan điểm trên, đại diện MobiFone cho rằng, dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí qua Internet đã làm dịch vụ truyền thống như SMS của các nhà mạng trên thế giới thất thu hơn 13 tỷ USD/năm, chiếm 9% doanh thu của các nhà mạng. Số liệu mới nhất của hãng nghiên cứu thị trườngdi động Flurry (Mỹ) cho thấy Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về tốc độ tăng trưởng số lượng smartphone, tablet chạy Android và iOS trong năm 2012; cộng thêm việc cước 3G của Việt Nam thấp hơn các nước khoảng 40% càng chứng tỏ Việt Nam đang là một thị trường thích hợp để các ứng dụng OTT phát triển. Như ứng dụng Viber, ở Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người sử dụng, riêng tháng 2/2013 có thêm khoảng 500.000 người dùng và mỗi ngày có xấp xỉ 20.000 người sử dụng đăng ký mới. Thống kê của MobiFone cho thấy, số lượng cuộc gọi trên Viber ở Việt Nam khoảng 280.000 cuộc/ngày và 8,7 triệu SMS/ngày. "Như vậy, mỗi năm nhà mạng ở Việt Nam sẽ tổn thất hơn 1.000 tỷ đồng trong khi lượng tiền data thu về không đáng bao nhiêu" đại diện MobiFone nhấn mạnh.

Tương tự, ông Phan Sào Nam, Chủ tịch HĐQT VTC Online khẳng định, nhà mạng chịu thiệt hại rất lớn do các dịch vụ OTT. "Bản thân tôi trước kia trung bình mỗi tháng sử dụng khoảng 800.000 - 900.000 đồng cước điện thoại nhưng khi dùng các dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí qua Internet thì mỗi tháng chỉ mất khoảng 320.000 đồng, trong đó đã bao gồm 120.000 đồng cước 3G", ông Nam dẫn chứng.

Nhà mạng tìm mô hình kinh doanh mới thời OTT

Ông Đỗ Vũ Anh cho biết, các giải pháp có thể áp dụng đối với dịch vụ OTT gồm: bắt tay với doanh nghiệp nội dung để đưa ra gói cước mới, ăn chia doanh thu với những doanh nghiệp nội dung. “Quan điểm của VNPT là chấp nhận dịch vụ OTT như một xu thế công nghệ mới và nhà mạng không thể "cưỡng" lại được. Trên cơ sở đó, VNPT sẽ ngồi lại, thống nhất với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT để đưa ra giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp, nhà mạng và nhất là quyền lợi của người dùng di động” ông Vũ Anh nói.

Theo ông Phan Sào Nam, giá cước 3G ở Việt Nam hiện rất rẻ do các nhà mạng cạnh tranh nhau nên đã giảm mức giá xuống rất sâu. Khi dịch vụ OTT phát triển, các nhà mạng đã bị ảnh hưởng nặng nề về doanh thu do phải đầu tư hạ tầng mạng lưới rất lớn. Vì vậy, thay vì là một "nạn nhân", với lượng khách hàng lớn, nhà mạng di động nên tham gia và hợp tác sâu với các doanh nghiệp nội dung để cùng "kích cầu" thị trường thông qua những gói cước mới để từ đó kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng và ăn chia doanh thu.

Phát biểu tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm 2013 của Bộ TT&TT, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, dịch vụ Over the top content (OTT) giúp nhắn tin, gọi điện miễn phí qua mạng Wifi, 3G đang là một nguy cơ với các doanh nghiệp viễn thông nói riêng và các ngành CNTT, truyền thông, truyền hình nói riêng. Những cuộc gọi, nhắn tin miễn phí qua mạng WiFi, 3G đó rất khó quản lý về mặt an ninh. Vì thế, Bộ TT&TT nên có chính sách quản lý dịch vụ OTT trên cơ sở không kìm hãm sự phát triển nhưng đảm bảo phát triển bền vững của ngành viễn thông, CNTT và truyền hình.

Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết nguy cơ các dịch vụ OTT của doanh nghiệp nội dung nước ngoài như Google, Yahoo... chiếm hết doanh thu từ những dịch vụ viễn thông cơ bản (nhắn tin, gọi điện) và khiến doanh nghiệp viễn thông giống như những "người làm thuê", không có lãi đang xảy ra không chỉ ở Việt Nam mà còn với tất cả các nước trên thế giới. Thời gian tới, Cục Viễn thông sẽ cùng một số chuyên gia tổ chức hội thảo về vấn đề này để tìm ra chính sách quản lý phù hợp.

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG