Thời của công nghệ giọng nói

Thời của công nghệ giọng nói
TPO - Tivi thông minh, kính công nghệ, máy vi tính, robot cứu hỏa, điện thoại di động “nhiều trong một”, và thậm chí cả ô tô, cũng sẽ được điều khiển bằng giọng nói.

Cho đến bây giờ, “dế chạm – bấm” vẫn là mơ ước của nhiều người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ. Từ khi “Quả táo cắn dở” Apple ra mắt các đời iPhone, cuộc đua “chạm - bấm” sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thời của “dế” chạm bấm có vẻ đang bên kìa sườn dốc của đỉnh cao, khi công nghệ giọng nói được các nhà sản xuất đặc biệt chú ý.

“Đại gia” Apple đã và đang nghiên cứu, ứng dụng Siri (tiếng Na Uy là người cố vấn xinh đẹp và đa tài) - ứng dụng nhận diện giọng nói, trên iPhone 4S.

Điểm nhấn của câu chuyện này là Dag - nhà đồng sáng lập công ty sở hữu bản quyền của Siri - được Steve Jobs mua lại và sáp nhập Apple với giá hơn 200 triệu USD.

Năm 2010, Kittlaus trở thành người đứng đầu bộ phận nhận diện giọng nói của Apple. Điều này có nghĩa, công nghệ giọng nói có thể được ứng dụng tràn lan trên các loại smartphone của Apple ờ thì tương lai không xa.

Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực điện thoại, Apple cho biết, còn đưa “nhận diện giọng nói” vào máy tính (trước tiên là dòng Mac), cũng như những dòng sản phẩm khác của họ để hút khách hàng.

Theo bản quyền “Voice Control System” của Apple, hệ thống Siri hiện tại trên iPhone 4S được bổ sung yếu tố mới là kết hợp cùng thiết bị điện tử thứ hai để nhận diện lệnh giọng nói.

Bằng việc kết nối iPhone 4S với thiết bị thứ hai, như Mac chạy hệ điều hành OS X, người sử dụng có thể mở rộng chức năng Siri trên thiết bị đó. Thậm chí, Siri cũng có thể tương thích với thiết bị không phải của Apple.

Chưa dừng lại ở đó, “gã khổng lồ công nghệ” này còn nhắm tới iPad ứng dụng nhận diện giọng nói tương tự. Hiện tại, Siri mới chỉ có mặt trên iPhone 4S, và độc quyền trên smartphone của Apple, nhưng với những động thái trên, một ngày không xa, bạn có thể điều khiển các thiết bị của “Quả táo cắn dở” bằng… mồm.

Điều khiển tivi, kính bằng… mồm

Thời gian qua, giới công nghệ còn chú ý đến ứng dụng gióng nói khác trên tất cả các mẫu tivi của LG kể từ cuối tháng tư này. Theo thông báo của hãng trên mạng internet, nâng cấp này có hiệu lực trên tất cả tivi thông minh của LG đã bán ra thị trường, những mẫu tivi tương thích với điều khiển từ xa Magic Remote, được giới thiệu hồi đầu năm nay.

Theo thông tin ban đầu, yếu tố chủ chốt ở đây chính là hệ thống điều khiển giọng nói làm việc cùng điều khiển Magic Remote.

Magic Remote sử dụng cả phím bấm truyền thống và cảm biến chuyển động cho phép người dùng có thể điều khiển con trỏ ảo trên màn hình TV. Với thiết kế gồm năm nút bấm đơn giản, điều khiển tích hợp phần mềm kết nối với Smart TV để thực hiện các lệnh thông qua việc nhận diện giọng nói.

Cũng liên quan đến lực vực này, Google vừa tiết lộ hình ảnh đầu tiên của dự án Project Glass với kính đeo mắt thông minh, có thể tương tác với bản đồ Maps, email, tìm kiếm trên web và tính năng giải trí cơ bản của điện thoại di động.

Điểm nổi bật của chiếc kính công nghệ cao này là được điều khiển qua giọng nói, trang bị tính năng chỉ dẫn GPS, cũng như nhận và gửi email, chat video thông qua màn hình gắn trên mắt kính, đặt ngay trước mắt người sử dụng.

Mẫu kính này là sản phẩm từ phòng ý tưởng Googl X của “Gã khổng lồ” tìm kiếm nước Mỹ. Hiện tại, hãng tìm giải pháp tối ưu để đưa kính vào sản xuất thương mại.

Dựa trên những hình ảnh ban đầu, có thể thấy chiếc kính thông minh của Google sử dụng hệ điều hành Android với biểu tượng microphone và một số chi tiết quen thuộc của hệ điều hành thuộc Google.

Người dùng có thể đi tới bất kỳ đâu trên thế giới thông qua cặp mắt kính nhờ tính năng dẫn đường, cho phép người dùng xác định địa điểm của người khác trên thế giới thực với hệ thống Latitude hiện tại của Google.

Dù hiện tại, Google chưa khẳng định khi nào sẽ sản xuất hàng loạt mẫu kính thông minh này nhưng việc họ đã và đang “tăm tia” lĩnh vực ứng dụng gióng nói vào các sản phẩm của mình là không thể chối cãi.

Xu hướng mới

Không quá khi nói rằng, ứng dụng giọng nói đang là xu hướng mới, có thể sắp bung ra trong làng công nghệ trong thời gian không xa.

Ngoài smartphone, máy tính, tivi, kính, dân nghiền công nghệ không khỏi choáng trước thông tin Phòng thí nghiệm Nghiên cứu của Hải quân Mỹ vừa chế tạo thành công nữ cứu hỏa bằng Robot tên Octavia.

Nữ robot này có thể nhận biết giọng nói, cử chỉ và mệnh lệnh của người hướng dẫn để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Phức tạp hơn là sự kết hợp “công nghệ trong công nghệ”, khi mới đây, chú chó Smartpet với “bộ não” bằng chiếc iPhone xuất hiện (đây được xem là bước tiến lớn trong lĩnh vực thú cưng điện tử đang phát triển nở rộ ở Nhật Bản).

Rô bốt này có thể biểu hiện hơn 100 kiểu gương mặt khác nhau theo từng cảm xúc. Bạn cũng có thể yêu cầu nó làm trò thông qua điều khiển bằng giọng nói hay chuyển động trước camera Facetime phía trước.

Ứng dụng giọng nói cũng được “trưng dụng” trong ngành công nghiệp xe hơi, bước đầu là với những “xế” hạng sang.

Với tốc độ cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, chắc không xa nữa, người sử dụng sẽ chỉ cần ngồi một chỗ mà “hô phong hoán vũ” để điều khiển thiết bị công nghệ.

Theo Viết
MỚI - NÓNG