Tìm thấy loài gà to bằng Kangaroo, sống “ẩn dật” gần 2 triệu năm trước

Phát hiện loài gà to bằng kangaroo.
Phát hiện loài gà to bằng kangaroo.
Các nhà khoa học mới đây phát hiện thấy bằng chứng tồn tại loài gà bay to bằng Kangaroo đã từng sống ở Australia cách ngày nay gần 2 triệu năm.

Các nhà khảo cổ học đã tiến hành nghiên cứu các mẫu hóa thạch thu thập được ở Australia và phát hiện ra loài gà khổng lồ này.

Cụ thể, khi thực hiện nghiên cứu những hóa thạch trong hang động Thylacoleo nằm ở vùng đồng bằng Nullarbor thuộc phía tây Australia, các nhà nghiên cứu tại Đại học Flinders đã đưa ra kết luận về một loài gà tây có kích thước "khổng lồ", ngang bằng với kangaroo ngày nay sinh sống ở Australia bắt đầu từ khoảng hai triệu năm về trước.

Tìm thấy loài gà to bằng Kangaroo, sống “ẩn dật” gần 2 triệu năm trước ảnh 1

Các nhà nghiên cứu phát hiện 5 loài chim cổ đại đã bị tuyệt chủng. ẢnhL Elen Shute

Nhờ quá trình phân tích hóa thạch, nhóm các chuyên gia tìm thấy 5 loài chim đã bị tuyệt chủng. Phần lớn chúng đều là họ hàng của chim Malleefowl và loài gà tây hiện nay, nặng khoảng từ 3-8 kg.

Ban đầu các nhà khoa học cho rằng những hóa thạch này là đại diện cho một con chim cổ xưa nhưng nghiên cứu mới lại cho thấy chúng thuộc về năm loài khác nhau.

Tìm thấy loài gà to bằng Kangaroo, sống “ẩn dật” gần 2 triệu năm trước ảnh 2

Chúng có cân nặng khủng, có họ hàng với chim Malleefowl và loài gà tây hiện nay. Ảnh: Elen Shute

Trong số 5 loài trên, nhóm nghiên cứu cho hay, gà tây cổ đại có tên khoa học là Progura gallinacea. Chúng có chiều cao có thể đạt tới 1,3 m với cơ thể tương đương một con kangaroo. Cân nặng của loài gà tây này có thể lên tới 8 kg, gấp 4 lần kích thước của gà nuôi bình thường.

Xương cánh từ mẫu hóa thạch khá dài cho thấy loài gà tây cổ đại có khả năng bay và ngủ trên cây.

Ngoài ra, trong số 5 loài chim cổ đại mới được phát hiện, có hai loài chim Megapode nổi tiếng với việc xây dựng ụ đất để đẻ trứng.

Ellen Shute, thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: "Phát hiện này rất quan trọng vì giúp chúng ta hiểu được hệ sinh thái hiện đại. Nó cho chúng ta biết về hơn một nửa loài chim Megapode ở Australia đã tuyệt chủng trong thời kỳ Pleistocene và cho đến bây giờ chúng ta mới biết điều này.

Nghiên cứu này góp phần giúp chúng ta dự đoán được các loài sinh vật nào có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trong tương lai và những gì chúng ta cần làm để bảo vệ chúng".

Nghiên cứu này được đăng tải trên tạp chí Royal Society Open Science.

Theo Theo Trí thức trẻ
MỚI - NÓNG