Trung Quốc mang hạt lên vũ trụ nhân giống

Trung tâm lai giống trên vũ trụ đầu tiên vừa được khai trương tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Trung tâm lai giống trên vũ trụ đầu tiên vừa được khai trương tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
TPO - Trung Quốc vừa khánh thành trung tâm lai giống trên vũ trụ đầu tiên tại tỉnh Thiểm Tây với sứ mệnh mang giống cây lên ươm trên vũ trụ để tạo ra cây chất lượng cao, rồi về trồng tại sa mạc Gobi.

Trung tâm nghiên cứu và phòng thí nghiệm này vừa được khai trương tuần trước. Nó sẽ thiết lập một ngân hàng hạt giống để thu thập các hạt giống chất lượng cao được tạo ra bằng phương pháp nhân giống mới, có thể chịu được ở những vùng đất có khí hậu khắc nghiệt.

Ông Quách Thụy, Giám đốc tập đoàn hạt giống Yangling cho biết, việc nhân giống trên vũ trụ có thể thúc đẩy nhanh quá trình lai tạo các loại hạt giống chất lượng cao và giảm thời gian lai tạo từ 8 năm xuống còn 4 năm.

Chương trình này đã được tài trợ bởi Tập đoàn công nghệ sinh học vũ trụ của nhà nước, cơ quan trực thuộc Viện Công nghệ vũ trụ Trung Quốc, NASA của Trung Quốc.

Ông Quách cho biết thêm: “ Vũ trụ là phòng thí nghiệm tốt nhất, nơi có lực hấp dẫn yếu, nhiệt độ thấp và bức xạ cực cao. Trung tâm này sẽ nỗ lực cao nhất để có thể tạo ra các giống cây có thể phù hợp với các loại môi trường trên Trái đất”.
Trung Quốc mang hạt lên vũ trụ nhân giống ảnh 1 Trung Quốc đã thực hiện kế hoạch chống sa mạc hóa tại sa mạc Gobi từ hơn 30 năm trước. 
Công nghệ nhân giống trên vũ trụ này sẽ mang các hạt giống mang theo tàu vũ trụ, rồi đưa nó trở lại Trái đất. Trong thời gian ở trên vũ trụ, các điều kiện khắc nghiệt như bức xạ cao, sẽ làm tăng tỷ lệ đột biến lên 1% so  tỷ lệ 1/200.000 trên Trái Đất,. Ông Quách cho biết thêm: “Chuỗi DNA của chúng đã được thay đổi, nhưng không có gen bên ngoài nào xâm nhập. Vì vậy, chúng là các loài đột biến, chứ không phải biến đổi gen." Trung Quốc bắt đầu sử dụng công nghệ tạo giống trên vũ trụ cách đây 30 năm và đã gửi hơn 6.000 hạt giống lên vũ trụ. Một loài lúa mì đột biến có năng suất cao đã trồng phục vụ  người dân Trung Quốc kể từ năm 2011. Tổng cộng có 230 loài đã được trồng thành công, bao gồm hoa quả, hoa và cây trồng. Trung tâm nghiên cứu nhân giống trên vũ trụ này đang thử nghiệm với các loài cây có thể chịu được khí hậu khô cằn trên sa mạc Gobi, tây bắc Trung Quốc. Đây là một phần của chương trình chống sa mạc hóa, nhằm trồng cây tạo thành “ bức tường thành” xanh mướt được bắt đầu từ năm 1970 và sẽ còn tiếp tục tới năm 2050.
Theo South China Morning Post
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.