Vì sao có hiện tượng rung lắc ở trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm?

Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TPHCM nơi xảy có hiện tượng rung lắc ngày 20/2.
Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TPHCM nơi xảy có hiện tượng rung lắc ngày 20/2.
TPO - Lãnh đạo trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP HCM) xác nhận không còn hiện tượng rung lắc ở trường này. Nhà trường cũng đã trấn an tâm lý phụ huynh và học sinh nên việc học vẫn diễn ra bình thường, tốt đẹp.

Trước đó, trong lúc ngồi học, các em học sinh và giáo viên trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TPHCM thấy tập vở, bàn ghế rung lắc nhiều lần. Xác nhận với PV, một lãnh đạo trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP HCM) cho biết, hiện tượng rung lắc trên xảy ra tại trường vào ngày 20/2. 

Ngay khi xảy ra sự việc, lãnh đạo trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm đã báo với các cơ quan chức năng để tìm hiểu nguyên nhân.

“Sau đó, phía các cơ quan chức năng đã xuống thực địa để tìm hiểu đồng thời cho biết công trình trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn bình thường, đảm bảo điều kiện an toàn dạy học”, lãnh đạo này nói.

Lãnh đạo này cũng nói thêm: “Trường chỉ xảy ra hiện tượng rung lắc đúng 1 lần duy nhất vào ngày 20/2 và từ đó đến nay không xuất hiện nữa. Nhà trường cũng đã trấn an tâm lý phụ huynh và học sinh nên việc học của các em vẫn diễn ra bình thường, tốt đẹp”.

Trước đó, Phó chủ tịch UBND TPHCM Lê Văn Khoa cũng đã có buổi làm việc với các ban ngành, đơn vị liên quan đến hiện tượng trên và yêu cầu Sở Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ và các ngành liên quan khảo sát, kiểm tra các công trình này để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý phù hợp theo quy định.

Theo các chuyên gia của Trung tâm Báo tin Động đất và Sóng thần thuộc Viện Vật lý Địa, hiện tượng rung lắc tại khu vực Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm được cầu xác định không phải nguyên nhân động đất, thời điểm xảy ra hiện tượng rung lắc không ghi nhận hiện tượng động đất trên lãnh thổ Việt Nam.

Trung tâm này cũng nghi ngờ hiện tượng trên có thể do hoạt động của con người liên quan đến các công trình hoạt động xây dựng xung quanh của Trung tâm Đài Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tuyến Metro số 1, khai thác nước ngầm quá mức…

Được biết, trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm cao 4 tầng, nằm ở trung tâm TPHCM với hơn 1.000 học sinh.

Kỹ năng xử lý khi xảy ra động đất

Nếu động đất xảy ra trong lúc bạn ở nhà, hay chui xuống một gầm bàn lớn hay giường nếu nó chắc chắn và có thể chịu được lực rơi đáng kể. Như thế khi nhà sập vẫn có khí thở. 
Nếu không có gầm bàn thì tìm góc phòng hay cửa mà đứng. Tránh xa các cửa kính!  Đừng ở trong nhà bếp, vì đó là khu vực nguy hiểm khi xảy ra động đất bởi nhà bếp có rất nhiều thứ nồi niêu lỉnh kỉnh có thể rơi xuống khi bị rung lắc. Che mặt và đầu để khỏi bị các mảnh vụn rơi trúng. 
Nếu mất điện (trường hợp này gần như chắc chắn sẽ xảy ra luôn!), dùng đèn pin. Đừng dùng nến hay diêm vì chúng có thể gây hỏa hoạn. 
Nếu động đất xảy ra trong lúc ở ngoài đường, tránh xa các tòa nhà và dây điện. Tìm chỗ trống mà đứng. Nếu động đất xảy ra trong lúc lái xe, ngừng xe ở lề đường. Tránh các cột điện, dây điện, và đường cầu. 
Đặc biệt, nếu đang ở trong các tòa nhà cao tầng: Tuyệt đối không được dùng thang máy vì khi có động đất thì hay kèm theo mất điện và nếu dùng thang máy thì sẽ bị kẹt. Cũng nên tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo. 

Nghiên cứu cho thấy có khá nhiều người bị thương là do cố ra khỏi tòa nhà cao tầng ngay lập tức hoặc chạy sang các chỗ khác cùng tòa nhà. Hầu hết thương vong liên quan tới động đất do bị tường đổ, các mảnh kính bị vỡ và văng vào người. PV

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.