Vì sao hacker thích mặc áo trùm đầu, ngồi trong bóng tối?

Hình tượng hacker thường thấy.
Hình tượng hacker thường thấy.
Thời trang của hacker thường giống nhau và hầu hết bị ảnh hưởng bởi phim ảnh hay các phương tiện truyền thông.

Hacker được phân ra thành 2 nhóm dựa theo cách thức hoạt động của họ: hacker "mũ trắng" chuyên phát hiện lỗ hổng bảo mật để bảo vệ người dùng và hacker "mũ đen" chuyên sử dụng khả năng tấn công mạng của mình vào mục đích xấu. Có một nhóm hacker khác được gọi là "mũ xám" nằm giữa ranh giới của "mũ đen" và "mũ trắng", tức thường có xu hướng vừa bảo vệ người dùng, vừa đánh cắp dữ liệu cho mục đích không chính đáng. Tuy nhiên, tất cả khi xuất hiện đều có điểm chung: mặc áo đen có mũ trùm đầu và ngồi trong bóng tối cùng với máy vi tính, ít nhất là theo những bức ảnh từng được đăng tải trên Internet.

Tuy nhiên, hình ảnh này không phải đến bây giờ mới xuất hiện. Theo chuyên gia an ninh mạng Marc Rogers - Giám đốc bộ phận an ninh thông tin của Cloudflare và là người đứng đầu hội nghị hacker lớn nhất thế giới Defcon - phong cách này từng có mặt từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước.

Theo Rogers, trong thập niên 80 và đầu những năm 90, hacker trông giống như một "cyberpunks". Trong một ấn bản năm 1993 của tạp chí Mondo 2000, "cyberpunks" là những người mang giày cao gót, mặc áo khóa da và găng tay trùm kín các ngón tay.

Đến năm 1995, khi bộ phim Hackers được trình chiếu, khuôn mẫu thời trang của tin tặc dần thay đổi. "Cyberpunks không phải là hình tượng thời trang xấu xí trong mắt hacker, nhưng bộ phim đã khiến họ bắt chước nhiều thứ, từ đó khiến chúng trở nên tươi mới hơn", Rogers nhận định.

Defcon đã tồn tại trong khoảng hơn 2 thập kỷ (từ tháng 6/1993) và Rogers đã chứng kiến nhiều sự thay đổi về thời trang của hacker. "Vẫn còn đó áo khoác da, giày dép, ủng... Nhưng sau đó, một số người còn xuất hiện với mái tóc nhuộm, ván trượt. Họ là tuýp người đã xem bộ phim Hackers, muốn trở thành hacker, lấy hình ảnh từ đó và một số làm chúng trở nên tươi mới hơn", Rogers cho biết.

Trong những năm gần đây, khi xu hướng hacker "mũ đen" nhiều hơn, đặc biệt là những tội phạm mạng đánh cắp tài khoản ngân hàng, áo choàng có mũ trùm đầu bắt đầu được sử dụng do muốn "có nhiều hình tượng hơn". Theo CNN, nguyên nhân đến từ các phương tiện thông tin đại chúng và cả mạng xã hội.

"Mặc dù hacker thường nhạo báng các phương tiện truyền thông, nhưng chính họ lại bị tác động bởi phong cách thời trang được hiển thị trên đó. Đôi khi, áo đen trùm đầu lại trở thành 'đồng phục' của một nhóm hacker", Brian Bartholomew, nhà nghiên cứu bảo mật cao cấp của Kaspersky Lab, cho biết.

Bartholomew cho rằng, bộ phim Mr.Robot minh họa rõ nhất phong cách này. Trong phim, Elliot - nhân vật chính, một hacker 29 tuổi - thường xuyên mặc áo choàng đen.

Ngoài ra, còn một phong cách nữa, đó là sống trong bóng tối và đội mặt nạ đen kín mặt. Rogers cho rằng, phong cách này nhằm tăng thêm "sự bí hiểm", làm cho hacker "có vẻ đáng sợ" hơn.

Rogers dự đoán những khuôn mẫu trên có thể sẽ tiếp tục thay đổi trong tương lai và các phương tiện thông tin, mạng xã hội là yếu tố tác động nhiều nhất.

Theo Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.