Vì sao trực thăng 7 tỷ đô của Mỹ chết yểu?

Vì sao trực thăng 7 tỷ đô của Mỹ chết yểu?
Trong bối cảnh những chiếc trực thăng chiến đấu của Mỹ đều sẽ ngưng hoạt động trong vòng không đầy 30 năm nữa, thế hệ trực thăng tương lai trị giá 7 tỷ USD của quốc gia số 1 thế giới về quân sự lại... chết yểu khi chưa kịp ra mắt.

Chiếc trực thăng trong mơ

Chiếc Kiowa Warrior sẽ ngưng hoạt động vào năm 2025. Chiếc Chinook sẽ về hưu vào năm 2035; còn lại chiếc Apache và Black Hawk cũng sẽ ngưng hoạt động vào năm 2040. Bộ Quốc Phòng Mỹ có lẽ đã có một lựa chọn thay thế rất tuyệt vời có tên Boeing-Sikorsky RAH-66 Comanche. Ấy vậy mà thế hệ trực thăng chiến đấu mới nhất của Mỹ lại rơi vào cảnh... mất tích vì các vấn đề quản lý.

Nếu được ra mắt, RAH-66 Comanche sẽ là một chiếc trực thăng tuyệt vời. Được thiết kế để thực hiện cả các nhiệm vụ do thám có trang bị vũ trang lẫn các nhiệm vụ tấn công, Comanche có thể đảm đương vai trò của cả OH-58D Kiowa Warrior lẫn AH-1Cobra trong lúc "tàng hình". Gần như toàn bộ thân của RAH-66 Comanche đều được làm từ các chất liệu tổng hợp có thể "hút" sóng radar để tàng hình; hình dạng thân cũng được thiết kế để giảm thiểu các vị trí có thể khiến máy bay bị phát hiện qua sóng radar. Trên các bộ radar, kích cỡ mà RAH-66 để lộ nhỏ hơn chiếc AH-64 Apache (cùng kích thước vật lý) tới 360 lần.

Ngoài đời thực, chiếc Comanche nhìn rất "ngầu"! Rotor chính có 5 cánh quạt cùng rotor đuôi được che kín đều được làm từ các vật liệu tổng hợp nhằm giúp giảm tiếng ồn.

Với chiều dài hơn 13 mét, chiếc trực thăng 2 người lái này sẽ được trang bị 2 động cơ tuốc-bin trục 1563 mã lực có tốc độ tối đa là 323,5 km/h và phạm vi chiến đấu là 273 km. Các hệ thống điện tử hàng không và hệ thống định tuyến đều mang trong mình các công nghệ tuyệt đỉnh, sử dụng giao diện điều khiển dạng số và mũ bay có tích hợp màn hình HIDSS (tương tự như phi công của Typhoon). Không chỉ có súng .50 cal (12,7mm) gắn trên thân, Comanche có thể mang 6 tên lửa không đối đất Hellfire hoặc 12 tên lửa đất đối không Stinger.

Vì sao Comanche... cụt cánh?

Năm 1983, chương trình thiết kế trực thăng thay thế cho những chiếc trực thăng từ thời kỳ Chiến tranh Việt Nam (bao gồm OH-58 Kiowa và AH-1 Cobra) bắt đầu và trở thành nền tảng cho chương trình Thử nghiệm trực thăng nhẹ sau này. Sau 6 năm lên kế hoạch, Quân đội Hoa Kỳ chính thức mời thầu. Chỉ 3 năm sau, tức là vào năm 1991 Boeing-Sikorsky nhận hợp đồng từ Quân đội Mỹ để thiết kế 2 sản phẩm thử nghiệm.

Phải mất tới 9 năm sau đó, RAH-66 Comanche mới chấm dứt giai đoạn thiết kế. Đến giữa năm 2000, giai đoạn thiết kế kỹ thuật và sản xuất mới chính thức bắt đầu. Trong vòng 4 năm sau, đội ngũ thiết kế Comanche xây dựng được tới... 2 phiên bản mẫu của Comanche, trước khi Quân đội Hoa Kỳ chính thức hủy bỏ dự án này do các yêu cầu về mặt hoạt động của trực thăng được thay đổi.

Trong bối cảnh những chiếc trực thăng chiến đấu của Mỹ đều sẽ ngưng hoạt động trong vòng không đầy 30 năm nữa, thế hệ trực thăng tương lai trị giá 7 tỷ đô của quốc gia số 1 thế giới về quân sự lại... chết yểu khi chưa kịp ra mắt.

Quân đội Mỹ đã dành quá nhiều thời gian chỉ để... tưởng tượng về chiếc Comanche,  khiến cho chiếc trực thăng này trở nên lỗi thời trước cả khi được đưa vào thử nghiệm. Boeing-Sikorsky lẽ ra đã sản xuất được 1.200 chiếc RAH-66 vào năm 2006 – thời điểm chiếc trực thăng này thậm chí sẽ đi vào sản xuất hàng loạt. Đáng tiếc là điều này đã không bao giờ trở thành hiện thực.

Chuẩn tướng Anthony Crutchfield khẳng định với tạp chí National Defense Mag vào năm 2011: "Vấn đề với các chương trình phát triển trực thăng mới là do công nghệ cũng như nhu cầu đối với trực thăng sẽ thay đổi, tiến hóa trong một quá trình rất dài. Do đó, việc cố gắng bổ sung thêm các nhu cầu mới khi quá trình phát triển (trực thăng hiện tại) đã đi được một nửa sẽ dẫn đến thất bại".

Trong bối cảnh những chiếc trực thăng chiến đấu của Mỹ đều sẽ ngưng hoạt động trong vòng không đầy 30 năm nữa, thế hệ trực thăng tương lai trị giá 7 tỷ đô của quốc gia số 1 thế giới về quân sự lại... chết yểu khi chưa kịp ra mắt.

Bộ phận Nghiên cứu và Phát triển (R&D) của Quân đội Mỹ thường không trì trệ như vậy. Vào thập niên 1950, chiếc UH1 Iroquois chỉ mất có 8 năm để đi từ quá trình thiết kế đến khi được sử dụng thực tế. Đội ngũ phát triển RAH-66 thậm chí còn mất một khoảng thời gian dài hơn để... nghĩ ra cái tên "Comanche".

Hiện tại, Quân đội Mỹ cũng đã cải thiện được đáng kể quy trình sản xuất của mình. Ví dụ, phòng sản xuất di động Mobile Expeditionary Lab có thể sản xuất các bộ phận thay thế tối quan trọng chỉ trong vòng vài giờ hoặc vài ngày chứ không phải là vài tháng hay vài tuần. Nhưng, điều đó cũng không thể khiến cho câu chuyện "ném 7 tỷ đô và 25 năm phát triển xuống biển" của Comanche trở nên dễ chịu hơn một chút nào hết.

Theo Theo vnreview.vn
MỚI - NÓNG