Việt Nam sớm phóng vệ tinh quan trắc thứ 2

Việt Nam sớm phóng vệ tinh quan trắc thứ 2
TPO - Bỉ sẽ hỗ trợ Việt Nam quá trình sản xuất cũng như phóng tiếp vệ tinh viễn thám thứ 2 có tên VNREDSat - 1B, dự kiến phóng lên quỹ đạo trong năm 2017.

Việt Nam sớm phóng vệ tinh quan trắc thứ 2

TPO - Bỉ sẽ hỗ trợ Việt Nam quá trình sản xuất cũng như phóng tiếp vệ tinh viễn thám thứ 2 có tên VNREDSat - 1B, dự kiến phóng lên quỹ đạo trong năm 2017.

Theo thông tin từ Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam, nước này sẽ hỗ trợ Việt Nam quá trình sản xuất cũng như phóng tiếp vệ tinh viễn thám thứ 2 có tên VNREDSat - 1B, dự kiến sẽ được phóng trong năm 2017.

Đây sẽ là vệ tinh quan sát trái đất thứ hai, giúp giám sát nguồn tài nguyên môi trường, thiên tai, cải thiện quản lý lãnh thổ và các nguồn tài nguyên chủ yếu như nông nghiệp, biển, rừng. Được biết dự án VNREDSAT-1B sẽ có tổng kinh phí 60 triệu euro đến từ nguồn vay ODA của chính phủ Bỉ và vốn đối ứng của Việt Nam.

Trong đợt phóng VNREDSat-1 ngày 7/5 vừa qua cũng có 2 vệ tinh khác cùng vào vũ trụ, trong đó có vệ tinh PROBA-V của Bỉ. Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam cho biết đây là biểu tượng đẹp cho sự phát triển hợp tác của công nghệ vũ trụ Việt Nam và năng lực công nghệ châu Âu nói chung cũng như của Bỉ nói riêng.

Sau khi vào quỹ đạo, VNREDSat-1 đã gửi một số ảnh quan trắc đầu tiên chụp Hà Nội, Lũng Cú (Hà Giang) và đảo Phú Quốc. Các chuyên gia của Viện Công nghệ Vũ trụ, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết mặc dù thời tiết không được thuận lợi do nhiều mây trên lãnh thổ Việt Nam nhưng những bức ảnh đầu tiên này cho thấy vệ tinh bước đầu hoạt động khá tốt và ổn định. Giai đoạn thu thử nghiệm và phân tích đánh giá này dự kiến kéo dài trong vòng 3 tháng.

P.V

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.