Wikileaks lật tẩy cách CIA giả mạo Nga tấn công mạng

Wikileaks khẳng định CIA đã dùng Marble lần cuối vào năm 2016. Ảnh: RT.
Wikileaks khẳng định CIA đã dùng Marble lần cuối vào năm 2016. Ảnh: RT.
Trang mạng Wikileaks mới đây đã công bố một tài liệu mang tên Marble, mô tả chi tiết các thủ thuật tấn công mạng của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và cách CIA giả mạo Nga để đánh lừa các nhà điều tra.

RT hôm 31/3 dẫn công bố của trang mạng Wikileaks cho hay, công cụ tấn công mang tên Marble từng được CIA sử dụng nhiều lần và lần gần nhất là vào năm 2016, cùng thời điểm với những cáo buộc của Mỹ về việc Nga đã tấn công mạng bầu cử Mỹ nhằm giúp ông Donald Trump đắc cử Tổng thống.

Theo Wikileaks, Marble được thiết kế vô cùng tinh vi nhưng lại tồn tại một lỗ hổng có chủ đích nhằm đánh lừa các nhà điều tra và cho phép người dùng nó có thể đổ lỗi cho người khác về vụ tấn công. 

Cụ thể, một đoạn mã độc của Marble đã cho thấy nó cho phép người dùng "thêm các ngôn ngữ nước ngoài" bao gồm tiếng Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Arab và tiếng Farsi vào phần mềm độc hại.

“Công nghệ này sẽ khiến các nhà điều tra đi đến các kết luận sai lầm. Cụ thể CIA có thể dùng công nghệ để giả danh, với việc “giả vờ che giấu” phần ngôn ngữ mang tiếng nước ngoài, họ có thể khiến các nhà điều tra tin rằng ngôn ngữ nói của người sáng tạo ra phần mềm nguy hiểm là tiếng Nga hoặc Trung Quốc chứ không phải tiếng Anh”, tuyên bố của Wikileaks khẳng định.

Trước đó, hôm 7/3, trang mạng Wikileaks đã công bố một số lượng khổng lồ lên đến hơn 8.000 trang tài liệu nội bộ của CIA về các kĩ thuật tấn công điện tử trong nhiều năm liền.

Trong số các thông tin mà WikiLeaks công bố có tài liệu cho rằng CIA kết hợp với các cơ quan khác của Mỹ và nước ngoài, vượt qua được sự mã hóa trên các ứng dụng tin nhắn phổ thông như WhatsApp, Telegram và Signal.

Wikileaks lật tẩy cách CIA giả mạo Nga tấn công mạng ảnh 1

WikiLeaks cho biết CIA đã vượt qua được sự mã hóa trên các ứng dụng tin nhắn phổ thông như WhatsApp, Telegram và Signal.

Một công ty tình báo lâu năm có chuyên môn về các công cụ xâm nhập của Mỹ nói với truyền thông rằng rằng, các tài liệu bao gồm cả những thuật ngữ che giấu chính xác mô tả các chương trình trên mạng đang sử dụng.

Đáng chú ý, Stuart McClue, CEO một công ty an ninh mạng ở California từng khẳng định, một tài liệu đáng giá nhất trong số này cho thấy hacker của CIA đã che giấu đường đi của họ bằng cách để lại những dấu vết điện tử cho thấy việc xâm nhập là từ Nga, Trung Quốc, Iran chứ không phải là Mỹ.

Cũng theo một số tài liệu mà Wikileaks công bố, có một số cá nhân người Mỹ và Anh, theo một chương trình có tên Weeping Angel, đã phát triển công cụ hacking nhằm chiếm quyền sử dụng TV thông minh của hãng Samsung và biến chúng thành những chiếc máy ghi âm.

Wikileaks cũng cho hay CIA đã thực hiện một chiến dịch thu thập một số lỗi bảo mật nghiệm trọng theo lệnh của cựu Tổng thống Barack Obama.

Theo Theo Công an Nhân dân
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.