Xử lý thế nào khi gặp đối tượng lên cơn ảo giác?

TP - Theo Tiến sĩ Trần Thị Hồng Thu, bác sĩ Bệnh viện Tâm thần Mai Hương, khi gặp người ngáo đá trong trường hợp không thể gọi ngay cảnh sát hoặc người khác trợ giúp, thì chiều theo họ. 

Bà Thu nêu quan điểm: “Người bệnh thường tấn công, gây sự với những người thân cận nhất với họ dẫn đến tỷ lệ xảy ra bạo lực gia đình rất cao. Hầu hết những người sử dụng ma túy tổng hợp theo mô hình chơi cho đã (như uống rượu tới say xỉn) đều xuất hiện ảo thanh và ảo thị. Những ảo giác dẫn đến lo lắng, hoảng loạn, kích động, bạo lực với những hậu quả không thể lường trước được”.

Do đó, khi gặp người nghi có biểu hiện ngáo đá, nên có thái độ mềm mỏng, nhẹ nhàng, xuôi theo những ý nghĩ hoang tưởng của người đó đến khi thoát khỏi tình huống nguy hiểm. Bác sĩ Thu lưu ý: “Đặc biệt không phản bác, không làm cho người đó nổi giận, hậu quả sẽ rất khó lường. Khi thấy người ngáo đá có hành vi hung hăng, khiêu khích, cần hết sức bình tĩnh lái câu chuyện theo chiều hướng trấn an cho cả hai bên, tuyệt đối không để bạo lực leo thang”.

Được hỏi thế nào là ngáo đá, bác sĩ Thu cho biết, đây là trường hợp người đập đá bị ảo thị, ảo thanh hoặc ảo giác tức nhìn thấy các hình ảnh không có thật (ma quỷ, động vật...); nghe thấy giọng nói từ ngoài không gian vọng vào đầu... Ngoài ra, việc đập đá có thể gặp hoang tưởng tự cao và hoang tưởng bị hại; người bệnh tự cho mình là người có nhiều tài năng... tất cả dẫn tới tâm trạng căng thẳng, trải nghiệm hãi hùng vì sợ ai đó truy đuổi...

Mọi người có thể nhận biết ngáo đá thông qua các biểu hiện như sụt cân nhiều do chán ăn, dáng điệu uể oải, mệt mỏi, mắt thâm quầng... Nếu quan sát sẽ thấy người đó hay khêu cạy hoặc gãi mặt, nghiến răng hoặc co giật mí mắt; có các vết trầy xước trên da mặt do thường xuyên gãi vô thức. Ma túy đá cũng tác động xấu đến răng lợi như làm ố vàng hoặc sâu răng, còn gọi là “miệng meth”; gây đỏ và loét lợi thậm chí rụng răng. Đáng chú ý, người dùng ma túy đá thường có mùi hôi khó chịu vì quên tắm rửa trong khi sử dụng.

Mọi người có thể nhận biết ngáo đá thông qua các biểu hiện như sụt cân nhiều do chán ăn, dáng điệu uể oải, mệt mỏi, mắt thâm quầng... Nếu quan sát sẽ thấy người đó hay khêu cạy hoặc gãi mặt, nghiến răng hoặc co giật mí mắt; có các vết trầy xước trên da mặt do thường xuyên gãi vô thức. Ma túy đá cũng tác động xấu đến răng lợi như làm ố vàng hoặc sâu răng, còn gọi là “miệng meth”; gây đỏ và loét lợi thậm chí rụng răng. Đáng chú ý, người dùng ma túy đá thường có mùi hôi khó chịu vì quên tắm rửa trong khi sử dụng.

MỚI - NÓNG