Năm 2020: Giáo dục hoàn thành mục tiêu kép

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ kiểm tra phòng y tế của Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) trước ngày thi tốt nghiệp THPT 2020
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ kiểm tra phòng y tế của Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) trước ngày thi tốt nghiệp THPT 2020
TP - Chưa có năm học nào, ngành giáo dục đối mặt với khó khăn, thách thức như năm học vừa qua. Tuy nhiên, với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống, ngành đã hoàn thành mục tiêu kép: Vừa phòng chống dịch COVID-19 đảm bảo sức khỏe học sinh, giáo viên vừa hoàn thành kế hoạch năm học.

Tháng 2/2020, khi Việt Nam công bố dịch viêm đường hô hấp cấp, ngành giáo dục đối mặt với câu hỏi: cho học sinh đi học hay nghỉ để đảm bảo an toàn? Cuối cùng, tất cả trường học trên toàn quốc phải đóng cửa để phòng dịch, gần 24 triệu học sinh, sinh viên không thể đến trường. Một tuần, 2 tuần, khi quỹ thời gian dự phòng cho năm học đã “cạn”, vấn đề đặt ra nữa là làm sao để hoàn thành chương trình năm học khi xác định dịch bệnh có thể kéo dài.

Khi đó, Bộ GD&ĐT xác định, không thể để việc học bị “đứt gãy, gián đoạn” nên đã quyết tâm thực hiện chủ trương “tạm dừng đến trường, không ngừng việc học”. Tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn quốc được “lệnh” triển khai phương thức dạy học trực tuyến, một phương thức không mới nhưng lâu nay cơ sở vật chất chưa đầy đủ, giáo viên có sự ì trệ nhất định.

Điều đáng ngạc nhiên, trường trường, lớp lớp đều nhanh chóng lên kế hoạch, dựng đề cương, video, bài mẫu…dạy học trực tuyến, truyền hình. Học sinh từ lớp 1 đến sinh viên ĐH đúng giờ ngồi trước máy tính, tivi để nghe giáo viên giảng bài. Học trực tuyến là giải pháp tối ưu khi học sinh, giáo viên có thể tương tác với nhau. Trong “cái khó ló cái khôn”, các Sở GD&ĐT đã cử giáo viên giỏi dựng các bài giảng mẫu đưa lên hệ thống dữ liệu để học sinh tham khảo. Hàng triệu học sinh hào hứng với ngân hàng bài dạy mẫu của các địa phương đổ về. Hình thức dạy học này cũng giúp giáo viên, học sinh làm quen và tăng cường hơn các kỹ năng công nghệ thông tin, thích ứng với những hình thức học tập mới của giáo dục tiên tiến trong thời đại công nghệ 4.0.

Kết quả dạy học trực tuyến của Việt Nam được các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá rất tích cực. Báo cáo PISA của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố ngày 29/9/2020 nhận xét: “Việc học trực tuyến để phòng-chống COVID-19 của Việt Nam có nhiều điểm khả quan so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác”.

Cụ thể, Việt Nam có 79,7% học sinh được học trực tuyến. Tỷ lệ này cao hơn mức trung bình chung của các nước OECD (67,5%). Ở bậc đại học, có trên 50% cơ sở giáo dục cũng dạy học từ xa, trong đó nhiều trường áp dụng trực tuyến hoàn toàn, một số cơ sở kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp. Vì thế, năm học 2019-2020 đã hoàn thành ngoạn mục, dù Bộ GD&ĐT phải điều chỉnh khung thời gian năm học và học sinh có kỳ nghỉ hè muộn hơn năm trước. Gần 24 triệu học sinh, sinh viên cả nước; 1,5 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp, sau 2 đợt dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, đều an toàn trước dịch bệnh. Các nhà trường kết thúc chương trình giáo dục đáp ứng chuẩn yêu cầu đầu ra, đảm bảo tiến độ theo khung thời gian năm học đã quy định. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục năm 2020 đã gọi đây là “kết quả nổi bật” của ngành.

Năm 2020: Giáo dục hoàn thành mục tiêu kép ảnh 1

Niềm vui của phụ huynh và thí sinh khi bài thi vừa sức

Kỳ thi tốt nghiệp lịch sử chưa từng có

Dấu ấn của năm 2020, phải kể đến ngành giáo dục tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT chưa từng có trong lịch sử. Đó là một kỳ thi được cân nhắc, tính toán làm sao vừa đảm bảo nghiêm túc, không gian lận vừa an toàn cho thí sinh, cán bộ giữa cơn bão dịch bệnh. Kỳ thi được tổ chức an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế cũng là nguyện vọng của đông đảo học sinh, khi các em có thời gian dài đầu tư học tập nghiêm túc, nung nấu nguyện vọng được dự tuyển vào các ngành, trường ĐH, học viện nào đó. Do đó, kỳ thi được tổ chức đã đáp ứng mong mỏi của thí sinh, phụ huynh cũng như thầy cô giáo ở các nhà trường.

Lần đầu tiên, kỳ thi bị chẻ làm đôi, những thí sinh khoẻ mạnh vùng không có dịch thi trước, vùng có dịch thi sau. Cũng lần đầu tiên, thí sinh dự một kỳ thi quốc gia phải tuân thủ nghiêm các quy định phòng dịch như: rửa tay sát khuẩn, đeo khẩu trang suốt thời gian làm bài thi, điểm thi chuẩn bị phòng cách ly, xe cấp cứu thường trực... sẵn sàng cho mọi tình huống bất trắc có thể xảy ra.

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, quyết định tổ chức kỳ thi trong bối cảnh dịch COVID-19 buộc Bộ GD&ĐT phải “cân não” tính toán đa chiều làm sao đảm bảo quyền lợi cho thí sinh nhưng yếu tố phòng dịch, an toàn cho những người liên quan được đặt lên trên hết. Thành công của kỳ thi đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận và đánh giá cao.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.