Trọng tài Cuneyt Cakir nói gì khi từ chối penalty của Nigeria?

Trọng tài Cuneyt Cakir nói gì khi từ chối penalty của Nigeria?
TPO - Tiền vệ đội trưởng Jonh Obi Mikel của Nigeria vừa tiết lộ đoạn hội thoại giữa anh với Cuneyt Cakir, sau khi trọng tài người Thổ Nhĩ Kỳ không cho Nigeria được hưởng phạt đền.
Ở cuộc đọ sức giữa Nigeria và Argentina ở lượt trận cuối cùng bảng D World Cup 2018 diễn ra rạng sáng nay, hậu vệ Marcos Rojo của Argentina để bóng chạm tay trong vòng cấm ở phút 76. Sau tình huống này, các cầu thủ Nigeria đã phản ứng khá quyết liệt nên ông Cuneyt Cakir đã quyết định tạm dừng trận đấu để tham khảo video hỗ trợ trọng tài (VAR).

Tuy nhiên, sau khi xem lại video hỗ trợ, trọng tài Cakir đã quyết định không cho Nigeria được hưởng phạt đền. Điều đó khiến những cầu thủ của đội bóng có biệt danh “Đại bàng xanh” tỏ ra rất bức xúc.
Trọng tài Cuneyt Cakir nói gì khi từ chối penalty của Nigeria? ảnh 1 Các cầu thủ Nigeria phản ứng với trọng tài Cakir. Ảnh: Getty.
Sau trận đấu, nhiều fan hâm mộ trên toàn thế giới đã tố cáo ông Cakir “tiếp tay” cho Argentina giành quyền vào vòng 1/8, bởi ở thời điểm đó, tỷ số trận đấu đang là 1-1. Nếu được hưởng 11m và tận dụng thành công, Nigeria sẽ vượt lên dẫn trước 2-1.  Với thế trận tấn công bế tắc, Argentina sẽ rất khó có thể lội ngược dòng giành chiến thắng để ghi tên mình vào chơi ở vòng đấu dành cho 16 đội mạnh nhất.  Khi tranh cãi với trọng tài Cakir, tiền vệ đội trưởng Obi Mikel là một trong những người quyết liệt và nói nhiều nhất với vị “vua áo đen” người Thổ Nhĩ Kỳ. Sau trận đấu, cựu cầu thủ Chelsea tiết lộ rằng, trọng tài Cakir đã thừa nhận việc Rojo để bóng chạm tay. Obi Mikel chia sẻ với đài BBC: “Trọng tài Cuneyt Cakir đã tham khảo công nghệ VAR. Ông ấy nói với tôi rằng bóng đá chạm tay Marcos Rojo. Thế nhưng, khi tôi hỏi lý do tại sao Nigeria không được hưởng phạt đền, ông ấy trả lời “tôi không biết”!
MỚI - NÓNG
Chi tiết gói viện trợ Mỹ sắp chuyển cho Ukraine
Chi tiết gói viện trợ Mỹ sắp chuyển cho Ukraine
TPO - Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 24/4 đã công bố gói hỗ trợ an ninh mới cho Ukraine, trị giá ước tính khoảng 1 tỷ USD. Động thái này diễn ra ngay sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD, bao gồm gần 61 tỷ USD dành cho Ukraine.