Xuất khẩu nông sản sang EU: Doanh nghiệp Việt phải nâng cao giá trị

Xuất khẩu nông sản sang EU: Doanh nghiệp Việt phải nâng cao giá trị
TPO - Khi hiệp định thương mại tự do với EU chính thức có hiệu lực, hàng nông sản Việt Nam sẽ có cơ hội rất lớn để thâm nhập thị trường này. Tuy nhiên, để xuất khẩu thành công, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng thương hiệu và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường. 
Số lượng xuất khẩu lớn, nhưng giá trị ít
 Đó là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn “Thương mại Việt Nam – EU” về chủ đề nông sản diễn ra sáng 6/12. 
Tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết, tính đến hết quý II/2018, Việt Nam đã có hơn 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, có mặt tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; trong đó, một số sản phẩm xuất khẩu trên 1 tỷ USD như: cà phê, gạo, điều, rau quả,…
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 5 tháng đầu năm 2018 đạt 15,6 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2017 và Việt Nam đứng trong top 5 các quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.
Theo ông Trần Văn Công, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản mặc dù thời gian qua Việt Nam đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực trong xuất khẩu hàng nông sản ở những thị trường lớn, song đi kèm với đó là rất nhiều thách thức và khó khăn.
Bên cạnh những rào cản về cạnh tranh từ quá trình hội nhập, các doanh nghiệp còn phải đối diện với những thách thức nội tại như năng lực chế biến chuyên sâu, chưa phát triển mạnh về thương hiệu.
Xuất khẩu nông sản sang EU: Doanh nghiệp Việt phải nâng cao giá trị ảnh 1 Các đại biểu thảo luận tại chương trình
Xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam dù nhiều về số lượng nhưng giá trị kim ngạch chưa tương xứng, lợi nhuận xuất khẩu phải chia sẻ qua nhiều khâu trung gian. Đặc biệt thiếu tính liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp”
Theo khảo sát, hiện có khoảng 70% nguyên liệu nông sản được thu mua từ nông dân, còn chỉ một tỷ lệ nhỏ là từ doanh nghiệp tự đầu tư hoặc mua từ các trang trại của nhà nước.
Các vùng nguyên liệu nông sản lại xa nhà máy chế biến, chi phí vận chuyển lớn, nguyên liệu không đảm bảo các yêu cầu chất lượng nên không thể chế biến xuất khẩu, đặc biệt xuất khẩu sang thị trường vô cùng khó tính như EU. 
Bên cạnh đó, vẫn còn hiện tượng sử dụng các hóa chất không rõ nguồn gốc trong chế biến, bảo quản rau quả tươi. Không những thế, công nghệ sau thu hoạch của Việt Nam còn hạn chế, còn ít tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực này được chuyển giao đến nông dân.
Doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn
Phát biểu tại diễn đàn, bà Miriam Garcia Ferrer, Trưởng ban kinh tế và thương mại, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho rằng, khi EVFTA đi vào thực thi cơ hội sẽ mang lại cho cả 2 bên bởi trong số 10 quốc gia xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường châu Âu, Việt Nam đang đứng thứ 10 và chiếm 2% tổng kim ngạch nhập khẩu vào EU.
Các hoạt động thương mại từ Việt Nam tới EU sẽ được miễn thuế sau 7 năm, từ EU tới Việt Nam là 10 năm. Đối với 1 số loại hàng nông sản EU có ưu tiên cho Việt Nam là các sản phẩm gạo, mía đường… hoạt động xuất khẩu này sẽ không bị tính thuế và không có hạn ngạch
Tuy nhiên, để xuất khẩu nông sản sang thị trường EU thành công, bà Miriam Garcia Ferrer cho rằng, các doanh nghiệp cần phải biết “luật chơi”, đáp ứng những tiêu chuẩn chung của thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, giải quyết các bất đồng phát sinh trong hoạt động thương mại. 
“Doanh nghiệp Việt Nam nên tiếp cận các thị trường mới và các cửa hàng bán lẻ ở các quốc gia mục tiêu khác nhau ở châu Âu để hiểu về nhu cầu của từng thị trường địa phương. Đồng thời, cần chọn kênh phân phối phù hợp; chú trọng sở thích hương vị địa phương, chất lượng và cấu trúc thị trường…”, bà Miriam Garcia Ferrer cho hay. 
Ông Alexandre Bouchot, Tham tán Nông nghiệp của Pháp cũng chia sẻ thêm, các doanh nghiệp cần phân cấp thực hiện trong quản trị chính sách lương thực và thúc đẩy các sáng kiến địa phương; xây dựng thương hiệu sản phẩm, tăng cường thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và thực phẩm nông nghiệp cũng như quan tâm đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tế. Đặc biệt, triển khai hoạt động đầu tư chuyển đổi cũng như hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát minh sáng tạo.
Ông Phan Văn Thường, Giám đốc Công ty CP chế biến thực phẩm GOC cho biết,  sau nhiều năm xuất khẩu nông sản sang thị trường EU, Cty này rút ra kinh nghiệm khi xuất khẩu hàng hóa sang EU không nên cố gắng xuất số lượng thật nhiều, thay vào đó nên nâng cấp được hệ thống quản lý, và đầu tư vào giá trị sản phẩm. 
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.