Người nước ngoài được sở hữu nhà đất ở Việt Nam như thế nào?

Luật Nhà ở sửa đổi với những qui định "thoáng" hơn cho phép người nước ngoài cũng như Việt kiều sở hữu nhà đã tạo ra những lực đẩy lớn cho thị trường bất động sản Việt Nam.
Luật Nhà ở sửa đổi với những qui định "thoáng" hơn cho phép người nước ngoài cũng như Việt kiều sở hữu nhà đã tạo ra những lực đẩy lớn cho thị trường bất động sản Việt Nam.
TPO - Tại Việt Nam số lượng người nước ngoài đến không chỉ để du lịch mà còn sinh sống và làm việc với số lượng ngày càng tăng. Vậy người nước ngoài sở hữu bất động sản ở Việt Nam cần lưu ý những gì?

Các hình thức người nước ngoài có thể sở hữu nhà ở Việt Nam

Luật Nhà ở sửa đổi cho phép cá nhân và tổ chức nước ngoài được quyền sở hữu nhà tại Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, với những qui định "thoáng" hơn cho phép người nước ngoài mua nhà đã tạo ra những lực đẩy lớn cho thị trường bất động sản Việt Nam. 
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm và hiểu rõ về những nghị định, qui định trong luật Nhà ở sửa đổi này. Vậy để mua được nhà ở Việt Nam, người nước ngoài cần lưu ý những gì? 
Theo quy định của Luật Nhà ở, người nước ngoài được sở hữu bất động sản ở Việt Nam là những cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Các loại hình bất động sản người nước ngoài được phép mua bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở. 
Luật cũng quy định rõ người nước ngoài không được mua quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư, không quá 10% số lượng dự án (biệt thự hoặc nhà riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng hoặc không quá 250 căn trong một đơn vị hành chính phường.
Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận. Khi hết thời hạn sở hữu nhà ở ghi trong giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được nhà nước xem xét, gia hạn thêm.
Cá nhân nước ngoài có thể sở hữu nhà qua hình thức trở thành nhà đầu tư dự án xây dựng nhà ở tại Việt Nam hoặc thực hiện giao dịch mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong các dự án đầu tư nhà ở.
Bên cạnh đó, người nước ngoài cũng cẫn phải nắm rõ về những loại thuế khi giao dịch mua bán bất động sản tại Việt Nam. Người nước ngoài có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho bên thứ ba (bằng quyền uỷ nhiệm) để kê khai và nộp thuế ở một văn phòng thuế tại quận nơi có tài sản. Việc nộp thuế cần tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật Việt Nam.
Cũng cần lưu ý, người nước ngoài có nhu cầu mua nhà ở Việt Nam nên tìm đến sự tư vấn kỹ lưỡng về tính pháp lý của căn hộ/nhà ở mà mình muốn mua hoặc tìm đến những sàn giao dịch bất động sản có uy tín để được tư vấn kỹ càng hơn.
Người nước ngoài được sở hữu nhà đất ở Việt Nam như thế nào? ảnh 1 HoREA đã bác thông tin người Trung Quốc mua nhà ồ ạt tại TP.HCM. HoREA cho rằng, con số này là phiến diện, không chính xác, gây hoang mang thị trường.
Bác tin người Trung Quốc mua nhà ồ ạt ở Việt Nam

Mới đây, Công ty CBRE công bố thống kê cho thấy lượng khách mua nhà tại TP.HCM là người Trung Quốc ngày càng tăng. 

“Nếu như năm 2016, người Trung Quốc chỉ chiếm 2% tổng lượng khách mua nhà ở TP HCM, sau đó tăng lên mức 4% trong năm 2017 và đến nay lại tăng đột biến lên mức 31%. Trong khi lượng khách mua nhà người Việt Nam lại giảm dần qua các năm 2016 – 2018 từ 47% xuống còn 24%”, báo cáo của CBRE cho hay.

Tuy nhiên, ngay sau đó Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã bác thông tin lượng khách mua nhà là người Trung Quốc tại TP.HCM tăng đột biến trong năm 2018. HoREA cho rằng, con số này là phiến diện, không chính xác.

“Đây chỉ là số liệu thống kê từ số lượng khách hàng của Công ty CBRE. Hơn nữa, công ty này môi giới bán nhà chủ yếu trong phân khúc bất động sản cao cấp, trung cao cấp nên không phản ánh được toàn bộ tình hình thị trường nhà ở tại TP HCM”, ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM lý giải.

Không chỉ thống kê chưa chính xác về con số phần trăm người Trung Quốc mua nhà tại TP.HCM, theo HoREA, Công ty CBRE còn đưa ra nhận định có trường hợp người Trung Quốc chưa đặt chân đến Việt Nam mà đã được mua nhà là không đúng với quy định của pháp luật Việt Nam. Vì theo Luật Nhà ở quy định, khi người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam. 

“Hiện nay chính sách mở cửa cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam đã được thông qua khi cho phép 30% lượng sản phẩm trong một dự án được bán cho người nước ngoài. Luật cũng không có quy định nào cấm hay phân biệt người Trung Quốc mua nhà nhiều hay ít tại Việt Nam. Do đó, số liệu thống kê của CBRE đưa ra xoáy vào người Trung Quốc mua nhà tại TP.HCM đã không chính xác còn gây hoang mang cho thị trường”, ông Châu nói.

Năm 2016, HoREA thống kê có gần 1.000 người nước ngoài mua nhà tại TPHCM, hai năm qua, con số này đã gia tăng. Qua tìm hiểu thì người nước ngoài thuộc khu vực châu Âu, Bắc Mỹ, Úc, Nhật Bản thường lựa chọn thuê nhà ở. Chỉ có người nước ngoài từ Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Hongkong có khuynh hướng mua nhà tại Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.