Đức ra mắt động cơ tên lửa in 3D đầu tiên trên thế giới

Mô hình tên lửa Ariane 6
Mô hình tên lửa Ariane 6
TPO - Phương pháp in 3D sẽ cho phép giảm trọng lượng và chi phí sản xuất của một tên lửa, đồng thời tăng tải trọng và giúp làm giảm độ nóng của hệ thống.

Trung tâm hàng không vũ trụ Đức (DLR) phối hợp với SLM Solutions, đã tạo thành công một động cơ tên lửa, được gọi là BERTA, được lắp ráp hoàn chỉnh bằng công nghệ in 3D. Động cơ, sẽ được sử dụng trong một tên lửa mô-đun Ariane 6 do Arianegroup phát triển cho Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), có khả năng đưa các vệ tinh vào quỹ đạo mặt trời.

ESA đã tiến hành thử nghiệm động cơ tại DLR ở Lampoldshausen đầu tiên thành công. Các kỹ sư đã bắn BERTA trong 560 giây với lực đẩy tham chiếu 2,45 kilonewton (tên lửa Ariane 5 hạng nặng của châu Âu tạo ra lực đẩy khoảng 6.650 kilonewton)

Lysan Pfützenreuter, giám đốc dự án của DLR Space Management, nói với hãng truyền thông trực tuyến 3D Printing Industry rằng việc sản xuất in 3D các động cơ tên lửa mở ra những con đường hoàn toàn mới cho ngành hàng không vũ trụ châu Âu.

"Trình diễn thành công công nghệ là một bước quan trọng để cải thiện khả năng cạnh tranh của các hệ thống bệ phóng châu Âu", ông nói.

Phương pháp sản xuất mới đã cho phép giảm 30% trọng lượng của động cơ, do đó tăng 20% hiệu quả của nó. Việc in 3D cũng sẽ cho phép sử dụng các hệ thống làm mát tinh vi hơn cho buồng đốt, điều này là không thể đối với phương pháp lắp ráp thông thường.
Theo Theo Sputnik
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.