Tổng thống Nga Putin: Một chặng đường hiển hách

Tổng thống Nga Putin: Một chặng đường hiển hách
TPO - Kể từ khi trở thành ông chủ điện Kremlin vào năm 2000 tới nay, Tổng thống Vladimir Putin đã để lại dấu ấn sâu đậm với một loạt các quyết định cứng rắn và khôn khéo, cùng hình ảnh cá nhân lôi cuốn lòng người.

Lấy lại vị thế nước lớn của Nga

Với việc chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 18/3, ông Putin đã chính thức trở thành Tổng thống Nga trong nhiệm kỳ 6 năm tới.

Trước đó vào tháng 3/2000, Valdimir Putin lúc đó đang là Thủ tướng Nga đã lần đầu tiên được bầu làm Tổng thống Nga.

Trong khoảng thời gian hơn 9 tháng kể từ khi trở thành Tổng thống Nga, ông Putin-người được mệnh danh là "con chim Ưng của nước Nga" đã thực hiện một loạt các biện pháp tích cực để lấy lại hình ảnh nước lớn của Nga trên trường quốc tế thông qua triển khai một loạt các hoạt động ngoại giao "linh hoạt và thực dụng".

Trước đó, vào năm 1999, ông Putin đã được cố Tổng thống Boris Yeltsin bổ nhiệm làm Thủ tướng Nga. Vào tối ngày 31/12 cùng năm, Tổng thống Boris Yeltsin đột nhiên tuyên bố từ chức, và Thủ tướng Putin đương nhiên trở thành quyền Tổng thống Nga theo quy định của Hiến pháp Nga.

Sau đó nước Nga đã tiến hành cuộc bầu cử Tổng thống vào ngày 26/3/2000, cuộc bầu cử này sớm hơn dự kiến trước đó vào tháng 6/2000.

Việc tổ chức bầu cử sớm là một bất ngờ đối với các đối thủ của ông Putin, khiến cho các đảng đối lập không có sự chuẩn bị một cách đầy đủ. Hơn nữa, việc Putin nắm thực quyền là nhân tố khiến cho lực lượng của đảng phái đối lập tự tiêu hao. Chính vì vậy, ông Putin đã giành thắng lợi và trở thành Tổng thống Nga ngay sau cuộc bầu cử đó.

Không lâu sau khi trở thành Tổng thống, vào tháng 4/2004, ông Putin đã thực hiện chuyến xuất ngoại đầu tiên tới Anh. Đây là một động thái nằm ngoài dự kiến của giới quan sát lúc đó. Do đó, chuyến thăm Anh của Tổng tống Putin đã nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận thế giới.

Trong chuyến thăm Tổng thống Putin đã được tiếp kiến nữ hoàng Anh Queen Elizabeth. Và ông Putin chính là vị lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được Nữ hoàng Anh tiếp đãi khi tiến hành "chuyến thăm công tác" tới Anh.

Như vậy, lần đầu tiên xuất ngoại sau khi trở thành Tổng thống Nga, ông Putin không chọn Mỹ, cũng không tới Pháp-quốc gia có mối quan hệ lịch sử đặc biệt với Nga, càng không chọn Đức-đối tác thương mại chủ chốt của Nga, mà lại lựa chọn Anh.

Chính quyết định có sự toan tính này của Putin đã giúp các nhà lãnh đạo Nga và Anh thiết lập mối quan hệ "bạn bè thân tình", và chính mối quan hệ này về sau đã giúp rất nhiều cho nước Nga trong bối cảnh bị các nước phương Tây cấm vận.

Một phong cách lãnh đạo khôn khéo

Ngay trong năm 2000, tân Tổng thống Putin đã thể hiện phong cách lãnh đạo hết sức khôn khéo. Trong đó, ông Putin đã thể hiện khả năng tuyệt vời trong xử lý các vấn đề đối ngoại. Khi cần cứng rắn sẽ cứng rắn, tuy nhiên khi cần mềm mỏng sẽ mềm mỏng. Điều đó, đã giúp nâng cao một cách tuyệt vời vai trò và sức ảnh hưởng của Nga trên trường quốc tế.

Đặc biệt, trong quan hệ với Mỹ, ông Putin đã có những "nước cờ" then chốt, đã đề xuất với Mỹ "cùng xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa".

Ngoài ra, trước khi gặp mặt Bill Clinton, Tổng thống Putin đã đưa ra một kế hoạch thách thức khiến Mỹ không dễ dàng đối phó đó là "kiềm chế các 'quốc gia vô nại'". Tức là những tên lửa được phóng từ những quốc gia này, ngay lập tức sẽ bị bắn hạ, mà không phải đợi chúng bay tới bầu trời của quốc gia mục tiêu.

Những động thái này của Putin đã khiến cho kế hoạch của Tổng thống Mỹ Bill Clinton nhằm mục đích thuyết phục Nga có những nhượng bộ trong vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia và hiệp ước chống tên lửa trong chuyến thăm Nga bị thất bại.

Sau khi hội đàm với Tổng thống Bill Clinton, ông Putin đã lập tức tiến hành thăm các nước châu Âu trong đó có Italia với mục đích tìm kiếm sự giúp đỡ từ các quốc gia này.

Một loạt các hoạt động ngoại giao tấn công của Putin đã khiến cho mục đích thăm Nga và một loạt các nước châu Âu của ông Clinton như bị "dội gáo nước lạnh". Thậm chí trong vấn đề xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ, đến cả Đức-quốc gia đồng minh quan trọng của Mỹ tại châu Âu cũng thể hiện sự phản đối.

Ngoài ra, trong năm 2000, Tổng thống Putin còn phát huy vai trò là người giúp thúc đẩy cuộc hội đàm qua điện thoại giữa nhà lãnh đạo Israel và Palestin. Động thái này nhằm dọn đường cho việc Nga quay trở lại các tiến trình hòa bình Trung Đông.

Không quên bạn bè truyền thống

Bên cạnh việc nỗ lực cải thiện quan hệ với các nước phát triển Âu-Mỹ, Tổng thống Putin còn chú trọng phát triển quan hệ với các bạn bè cũ, đặc biệt là quan hệ với các quốc gia đồng minh truyền thống.

Năm 2000, ngay sau khi trở thành tân Tổng thống Nga, ông Putin đã tiến hành thăm một loạt các nước có quan hệ truyền thống với Nga bao gồm: Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ, Cu Ba.

Đặc biệt, trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 7/2000 lần đầu tiên kể từ khi trở thành Tổng thống Nga, ông Putin đã lần đầu tiên cùng Chủ tịch nước Trung Quốc lúc đó là ông Giang Trạch Dân cũng trao đổi với nhau về một tuyên bố chung với nội dung "phản đối việc Mỹ thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia".

Sau khi kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Putin ngay lập tức lên đường sang Ấn Độ vào tháng 10/2000. Trước khi sang Ấn Độ, ông Putin đã phát biểu bày tỏ, ba nước Nga-Trung-Ấn cần phải liên hợp với nhau để bảo đảm các lợi ích chung tại khu vực châu Á. Không có sự tham gia của 3 nước Nga-Trung-Ấn, không thể xây dựng được kết cấu mới trong quan hệ quốc tế.

Tiếp đó tới tháng 12/2000, ông Putin tiến hành thăm Cu Ba. Đây là chuyến thăm đầu tiên của nguyên thủ Nga tới Cu Ba kể từ sau khi Liên Xô tan rã năm 1991. Chuyến thăm này đã giúp hâm nóng và khôi phục mối quan hệ Nga-Cu Ba tưởng chừng như đã rất nguội lạnh kể từ sau khi Liên Xô tan rã. Sau chuyến thăm này, vai trò ảnh hưởng của Nga tại khu vực Caribean ngày càng được củng cố và khôi phục sau các cuộc tiếp xúc cấp cao.

Cũng trong năm 2000, ông Putin tiến hành thăm Triều Tiên trong 1 ngày. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Nga thăm Triều Tiên. Trong chuyến thăm này, ông Putin đã thuyết phục thành công chính quyền Bình Nhưỡng có những nhượng bộ về mặt nguyên tắc trogn vấn đề tên lửa. Cần phải lưu ý rằng, trước khi có tác động từ Nga, cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il đã bày tỏ, nếu các quốc gia khác cung cấp cho Triều Tiên tên lửa có thể thám hiểm vũ trụ, thì Triều Tiên mới có thể từ bỏ thử nghiệm tên lửa.

Việc ông Putin đã sử dụng khoảng thời gian 24 giờ để thuyết phục được nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, đã khiến cả thể giới nhìn nhận và tán thưởng Putin với một con mắt ngưỡng mộ.

Thiết lập hình ảnh cá nhân sắc sảo và cứng rắn

Đặc biệt, Tổng thống Putin không chỉ có những thành tích xuất sắc trong lĩnh vực chính trị, mà còn rất thành công trong việc thiết lập hình ảnh cá nhân "sắc sảo và cứng rắn".

Ông Putin được biết đến như một vị Tổng thống rất gần dân. Ông thường xuất hiện tại các sự kiện lớn có sự tham dự của đông đảo quần chúng. Thậm chí ông còn chủ động tham nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, khiêu vũ và các chuyến thăm các khu vực nông trường, trang trại và công nhân.

Đặc biệt, trong suốt quá trình cầm quyền từ năm 2000 tới nay, Tổng thống Putin luôn duy trì được sức lôi cuốn của bản thân.

Tại cuộc bầu cử năm 2000, tên của Putin đã được xuất hiện đầu tiên trên lá phiếu cử tri. Trong cuộc bầu cử này, có tới 61% phiếu bầu cho Putin là phụ nữ giới, và 39% là nam giới.

Và con số này tiếp tục được kéo dài. Theo số liệu của Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ), trong cuộc bầu cử năm 2012, có tới 75% số phiếu bầu nữ ủng hộ Putin, nam giới là 69%.

Và trong cuộc điều tra vào tháng 2/2018 vừa qua của Cơ quan điều tra được chính phủ Mỹ cung cấp tài chính FOM cho thấy, trong cuộc bầu cử vào ngày 18/3 vừa kết thúc cách đây không lâu, có khoảng 69,2% nữ giới và 57,5% nam giới ủng hộ Putin.

Như vậy, trong con mắt những người phụ nữ Nga, Tổng thống Putin là một người đàn ông tuyệt vời. Ông ấy cường tráng, khỏe mạnh, tích cực, chăm chỉ. Và cho rằng Tổng thống Putin là mẫu người kiên định, bình tĩnh, tỉnh táo, thậm chí rất lôi cuốn mọi người.

MỚI - NÓNG