Những cuộc chiến quyết định vị thế Tổng thống Nga Vladimir Putin

Ảnh: CNN
Ảnh: CNN
TPO - Trong khoảng thời gian 18 năm cầm quyền với các chức vụ khác nhau từ Thủ tướng tới ông chủ điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thiết lập được nền móng cầm quyền vững chắc thông qua một loạt cuộc chiến có ý nghĩa sống còn.

Cuộc chiến Chechnya: đặt nền móng cầm quyền của Putin

Sau khi Liên Xô tan rã, một loạt các quốc gia mới độc lập xung quanh nước Nga chọn cách đi theo con đường "từ bỏ ảnh hưởng của Nga". Bên cạnh đó, những khu vực chưa thể độc lập cũng ngấm ngầm chuẩn bị những sự nổi loạn.

Và các nước phương Tây đứng đầu là Mỹ-quốc gia giành được thắng lợi trong cuộc Chiến tranh Lạnh đã lập tức nhảy vào cuộc, tranh giành ảnh hưởng tại khu vực thuộc không gian hậu Xô Viết.

Lúc này Chechnya là khu vực có phần lớn dân số không phải là dân tộc Nga, tự nhiên trở thành "nhát dao chí mạng" để Mỹ thực hiện hóa việc chia cắt và cô lập nước Nga. Vì vậy, chia cắt được Chechnya, cũng đồng nghĩa với việc cắt đứt huyết mạch giao thông kết nối Nga với Trung Đông thông qua khu vực Caucasus.

Trong khi đó, ngay từ đầu những năm 90, việc từ bỏ Nga và những chính sách kinh tế thất bại của nhà lãnh đạo Dzhokhar Dudayev tại Chechnya đã khiến những người Nga bản địa bất mãn. Đặc biệt, nhà lãnh đạo Dzhokhar Dudayev triển khai các hành động "thanh trừng chủng tộc", loại bỏ những người không phải người Chechnya trong khu vực và những "phản đồ người Chechnya". Điều đó khiến cho mối quan hệ giữa Nga và Chechnya cũng từng bước xấu đi.

Sau đó chính quyền của Dzhokhar Dudayev đã phát động cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất. Tuy nhiên, cuộc chiến này đã thất bại thảm hại.

Tuy nhiên, bên thắng lợi tại Chechnya cũng không thể kiểm soát hiệu quả cục diện lúc đó. Các thế lực vũ trang tại Chechnya liên tiếp tiến hành các hoạt động tấn công cả trong và ngoài khu vực Chechnya.

Từ năm 1996-2000, các phần tử vũ trang Chechnya đã tiến hành nhiều cuộc tấn công nhằm vào thủ đô Moscow và các cơ sở quân sự, quân nhân và cảnh sát Nga.

Đúng vào lúc này Putin đã được cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin chỉ định là người kế nhiệm, bằng cách bổ nhiệm Putin làm Thủ tướng. Sau đó Boris Yeltsin tuyên bố từ chức, và theo Hiến pháp Nga, ông Putin đương nhiên trở tành quyền Tổng thống.

Sau khi được bổ nhiệm làm Thủ tướng, ngay trước ống kính phóng viên, Thủ tướng Putin đã tuyên bố đanh thép "phiến quân Chechnya là những tên súc sinh, không đáng được sống trên thế giới này". Sau đó Putin lập tức ra lệnh cho không quân đi trước, lục quân theo sau, và vào đầu tháng 12/1999 đã phát động chiến dịch then chốt nhằm vào thủ đô Grozny của Chechnya.

Đặc biệt, sau khi trở thành Tổng thống Nga, Putin đã thực hiện hóa mục tiêu trực tiếp tiếp quản Chechnya vào tháng 5/2000.

Trong giai đoạn này, dưới sự lãnh đạo của Putin, quân đội Nga đã thay đổi hoàn toàn diện mạo so với sự lạc hậu từ thời chiến tranh Chechnya lần thứ nhất. Đặc biệt, quân đội Nga đã thực hiện sự chấn áp tuyệt đối đối với quân Chechnya.

Trước sức tấn công của quân đội Nga, lực lượng vũ trang nòng cốt của Chechnya đã bị đánh sập hoàn toàn, khiến đội quân này chỉ có thể tiến các cuộc phản kháng quy mô nhỏ theo kiểu du kích sau này.

Chiến thắng Chechnya là đòn giáng mạnh vào âm mưu của Mỹ và châu Âu trong việc gây rối loạn tại Chechnya để nhằm mục đích chia cắt huyết mạch kết nối Nga với Trung Đông thông qua cửa ngõ Chechnya.

Sau cuộc chiến tại Chechnya, dư luận phương Tây đã gắn cho Putin hình ảnh là một người có máu lạnh và quyết đoán. Và cũng từ đó trở đi, tỷ lệ ủng hộ Putin liên tục tăng lên, với 31% người dân hài lòng khi mới nhậm chức Thủ tướng vào tháng 8/1999, đã lên tới 80% trong cuộc điều tra vào tháng 11 năm sau. Tức là sự ủng hộ Putin đã gia tăng chóng mặt chỉ trong vòng 3 tháng ngắn ngủi.

Tái chiếm Caucasus: cuộc chiến tại Gruzia

Thắng lợi của Nga tại Chechnya đã khiến cho các đối thủ của Nga hết sức tức giận. Đặc biệt sự rã của Liên Xô đã khiến cho các nước thuộc khối hiệp ước Warszawav ở Trung Á Đông Âu và các Quốc gia mới độc lập thoát khỏi sự giàng buộc với Moscow. Sau đó, các quốc gia này đã thúc đẩy tiến trình thoát khỏi Nga bằng những mức độ khác nhau.

Đây là viễn cảnh mà các nước phương Tây mong muốn. Đặc biệt, các quốc gia này muốn trở thành đối tượng mà các nước thuộc khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và liên minh châu Âu tranh thủ. Sau khi NATO sáng lập "Kế hoạch quan hệ đối tác hòa bình (PfP)" vào năm 1994, với mục đích lôi kéo các nước Liên Xô cũ và liên bang Nam Tư cũ. Lúc này mối quan hệ quan hệ giữa NATO và Gruzia ngày càng mật thiết.

Tháng 11/2003, tại Gruzia đã xảy ra cuộc cách mạng "Hoa hồng", dưới sự dẫn dắt của Mikheil Saakashvili, lãnh tụ phe đối lập thân Mỹ tại Gruzia đã thành công trong việc phát động một loạt hoạt động biểu tình, kết quả cuối cùng đã buộc Tổng thống Gruzia phải từ chức vào tháng 1/2004.

Đặc biệt, sau đó nhiều năm, Gruzia đã dần điều chỉnh chính sách, chuyển hướng sang phương Tây, muốn gia nhập NATO. Mặt khác, chính quyền Gruzia đã thực hiện chính sách bóp nghẹt các nhân sĩ thân Nga ở trong nước. Đặc biệt, sau khi NATO cam kết "sớm muộn sẽ đồng ý kết nạp Gruzia vào NATO", nhà lãnh đạo Mikheil Saakashvili cho rằng có sự giúp đỡ của NATO, vì vậy vào tháng 8 cùng năm đã phát động tấn công vũ trang vào khu vực Nam Nam Ossetia.

Ngay lập tức Tổng thống Putin đã ra lệnh điều quân vào Nam Ossetia đúng vào ngày khai mạc thế vận hội Bắc Kinh 8/8/2008.

Trong cuộc chiến này, Nga không những đánh bât quân đội Gruzia khỏi khu vực Nam Ossetia, mà còn chiếm lĩnh hầu hết các cơ sở trọng yếu và các huyết mạch tại Gruzia .

Trước sự kêu cứu của nhà lãnh đạo Mikheil Saakashvili, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, quốc gia đang là Chủ tịch luân phiên của liên minh châu Âu đã ra tuyên bố chung với Tổng thống Mỹ George W. Bush ngày 9/8 rằng, sẽ phái đoàn đại biểu Liên quốc tới để dàn xếp giữa các bên liên quan về một lệnh ngừng bắn. Trong khi đó, Tổng thư ký NATO ra tuyên bố nêu rõ, "quan tâm nghiêm túc" tới cục diện, "chú trọng mật thiết" tới sự phát triển tiếp theo của tình hình.

Sau đó, trước sức tấn công mạnh mẽ của quân đội Nga và quan điểm cứng rắn của Tổng thống Putin, chính phủ Gruzia đã phải ký kết Hiệp định ngừng bắn với Nga vào ngày 16/8/2008.

Đông Ukraine: cuộc xung đột bị đóng băng

Tham gia vào cuộc khủng hoảng chính trị và quân sự tại Ukraine là một trong những quyết định thể hiện sự cứng rắn và linh hoạt của Tổng thống Putin trong việc ứng phó với các vấn đề quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích cốt lõi của Nga.

Cuối năm 2013, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych đã quyết định chấm dứt ký kết với liên minh châu Âu Hiệp định chính trị và tự do thương mại, và nhấn mạnh mới quan hệ với Nga.

Ngay sau quyết định đó, phe đối lập đã phát động các cuộc biểu tình quy mô lớn, yêu cầu Tổng thống Viktor Yanukovych phải từ chức, để tiến hành cuộc bầu cử sớm.

Vào ngày 22/2/2014, Quốc Hội Ukraine ra quyết định cách chức Viktor Yanukovych. Tuy nhiên, khu vực Đông và Nam Ukraine với quan điểm tương đồng với Nga thì lại không chấp nhận những gì đang diễn ra tại Thủ đô Kiev, đặc biệt là người dân tại khu vực Crimea.

Đến ngày 27/2, đã có nhiều tổ chức tại Crimea bày tỏ sự không ủng hộ đối với quyết định của Kiev, các cuộc biểu tình thân Nga nổ ra khắp nơi. Cùng ngày hôm đó, chính quyền của nhà lãnh đạo Sergey Aksyonov tại Crimea được thành lập

Ngay lập tức, Tổng thống mới lên nắm quyền của Ukraine là Petro Poroshenko ra tuyên bố các lực lượng vũ trang Ukraine đã ở vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Trong khi đó, Quốc Hội Nga cũng lập tức đã phê chuẩn cho phép Tổng thống Putin được quyền sử dụng vũ lực, xuất binh giúp đỡ chính quyền Sergey Aksyonov.

Sau đó Quốc hội Crimea đã bỏ phiếu về việc trở thành một phần của Nga với kết quả là 78 phiếu ủng hộ, 8 phiếu trống và 0 phiếu phản đối.

Chỉ trong vòng thời gian 1 tuần, cục diện tại Crimea đã trở thành nơi thử thách quyết tâm của Nga và NATO, cục diện tại đây có thể nỗ ra chiến tranh bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, trước sự huy động thần tốc khoảng 22.000 quân của quân đội Nga và lực lượng lớn binh lực của hạm đội Biển Đen, đã khiến cho chính quyền Kiev và các lực lượng hẫu thuẫn Âu-Mỹ không dám đối đầu với Nga.

Ngay sau đó, Crimea đã tiến hành cuộc trưng cầu dân ý với kết quả 97,47% người dân ủng hộ độc lập, chỉ có 2.52% phản đối. Như vậy Crimea đã tuyên bố độc lập và trở thành 1 phần của lãnh thổ Nga.

Khi quân đội Nga diễu hành trên phố của thành phố Sevastopol, người dân Crimea đã đứng đầy 2 bên đường chào đón các binh sĩ Nga, coi họ như những người hùng.

Đến ngày 18/3, Tổng thống Nga Putin, nhà lãnh đạo Sergey Aksyonov và thị trưởng thành phố Sevastopol đã ký điều ước về việc Crimea gia nhập Nga.

Việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình sau một loạt các vấn đề liên quan tới cuộc khủng hoảng chính trị và xung đột quân sự tại Ukraine là dấu ấn đậm nét nhất của Tổng thống Putin trong việc xử lý các vấn đề đối ngoại.

Chính bản thân Putin trong cuộc phỏng vấn mới nhất đã khẳng định, sẽ không bao giờ có trường hợp bán đảo Crimea trở về là của Ukraine, không bao giờ có trường hợp nào mà nước Nga sẵn sàng từ bỏ bán đảo này.

Đặc biệt, ông Putin nhấn mạnh, nếu so sánh việc người dân ở bán đảo Crimea có nguyện vọng trở về Nga với việc Nga bị các nước trừng phạt thì sự kiện sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của Nga vẫn là điều quan trọng hơn cả.

MỚI - NÓNG