Hòa bình trên bán đảo Triều Tiên: Ai được lợi nhiều nhất?

Lực lượng lao động trẻ Triều Tiên có thể bổ sung cho sự thiếu hụt ở Hàn Quốc. Trong ảnh: Một nữ công nhân dệt may ở Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
Lực lượng lao động trẻ Triều Tiên có thể bổ sung cho sự thiếu hụt ở Hàn Quốc. Trong ảnh: Một nữ công nhân dệt may ở Triều Tiên. Ảnh: Reuters.
TP - Viễn cảnh về một bán đảo Triều Tiên hòa bình đã được mở ra sau nỗ lực của nhiều bên. Mặc dù đi đến kết thúc chiến tranh và đối đầu là một chặng đường không hề êm ái, nhưng hãy tạm gác điều đó qua một bên, để cùng nhìn nhận một vấn đề: hòa bình sẽ đem lại lợi ích gì, cho những ai, ở mức độ nào?

Hãng tin Bloomberg nhận định, một hiệp định hòa bình trên bán đảo Triều Tiên sẽ mở đường cho tổng thống Hàn Quốc thực thi kế hoạch “ba vành đai kinh tế” kết nối hai miền Triều Tiên, cũng là mở ra cơ hội đầu tư, làm ăn mới cho các công ty Hàn Quốc.

Lợi ích “ngay lập tức”

Nhưng với một nền kinh tế quy mô chỉ bằng một góc nhỏ của Hàn Quốc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên (Triều Tiên) xem ra là bên hưởng lợi lớn về khía cạnh kinh tế nếu so với những mối lợi mà Seoul có được, ở mức khá hạn chế.

“Hiệp ước hòa bình (nếu ra đời) sẽ ngay lập tức mang đến các lợi ích to lớn cho  miền Bắc và đây là lý do ông Kim Jong-un ra sức thúc đẩy tiến trình hòa bình”, Thomas Byrne, Chủ tịch tổ chức Korea Society ở New York, từng là Phó chủ tịch Công ty đầu tư Moody, nói.

Các nhà phân tích của Công ty môi giới chứng khoán Meritz ở Seoul cũng cho rằng, đã đến lúc “mơ đến thống nhất” và tập trung vào các cơ hội làm ăn với Bắc Triều Tiên.

Viễn cảnh gần là Bình Nhưỡng sẽ ngay lập tức đón các dòng đầu tư vào giao thông vận tải, hạ tầng, các cơ sở sản xuất điện, theo phân tích của các chuyên gia đến từ Meritz hồi tháng 4 vừa qua. Họ cũng nói thêm, thống nhất còn đồng nghĩa là thế giới có thêm một nguồn cung khoáng sản ổn định từ Bắc Triều Tiên. Trong vài tuần qua, giá cổ phiếu trên thị trường Hàn Quốc đã “cất cánh” do những kỳ vọng về một thỏa thuận hòa bình, mở ra những cơ hội đầu tư làm ăn mới.

Tuy vậy, Zang Hyoungsoo, giáo sư kinh tế của Đại học tổng hợp Hanyang ở Seoul cảnh báo rằng, sẽ thật là ngây thơ nếu nghĩ giới doanh nghiệp Hàn Quốc “ôm” hết lợi lộc. “Nếu Triều Tiên  được công nhận là một chính thể bình thường, có quan hệ ngoại giao, doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ phải cạnh tranh với (các công ty) Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia khác trong việc giành các hợp đồng phát triển hạ tầng”, ông Zang nói. “Và nếu đường biên giới (giữa hai miền) vẫn tồn tại, những cơ hội kinh tế cho phía Hàn Quốc là khá hạn chế”.

Tất nhiên vẫn còn những khía cạnh tích cực khác. Hai chuyên gia kinh tế Justin Jimenez và Tom Orlik nhận định trên Bloomberg: “Dân số hai miền Triều Tiên, trong đó Hàn Quốc 50 triệu, Triều Tiên 25 triệu, cộng lại là ngang ngửa với Đức. Dân số trẻ của Triều Tiền sẽ bù đắp cho vấn đề già hóa của Hàn Quốc”.

Một trong những lợi ích mà Hàn Quốc nhận được là cởi bỏ những băn khoăn thường trực bấy nay của giới đầu tư về chỉ số tin cậy quốc gia. Các công ty xếp hạng lâu nay luôn nói các nguy cơ về địa chính trị là điểm trừ của nền kinh tế Hàn Quốc.

Tuy nhiên, vẫn có những người tỏ ra bi quan về những lợi ích Hàn Quốc có thể có. Bởi một hiệp ước hòa bình không phải là sự đảm bảo Bình Nhưỡng sẽ hoàn toàn mở cửa. “Chỉ một mảnh giấy có lẽ là chưa đủ đảm bảo những gây hấn như vụ bắn chìm tàu chiến Cheonan năm 2010, làm thiệt mạng 50 thủy thủ Hàn Quốc”, William Brown, giáo sư đại học Georgetown, cựu sỹ quan tình báo Mỹ, nói. “Tôi thấy trước là sẽ rất khó để Triều Tiên nhanh chóng cải tổ, đến mức độ có thể đem lại lợi ích cho Hàn Quốc” ông Brown nói.

Cái giá của thống nhất

Một hiệp ước hòa bình là những gì khả dĩ, trong tầm tay đối với những người lạc quan, tại thời điểm này. Nhưng cũng có người còn lạc quan hơn khi đã mơ mộng đến một bán đảo Triều Tiên thống nhất. Thống nhất đồng nghĩa là nước giàu hơn là Hàn Quốc phải móc hầu bao để giúp miền Bắc tiến kịp miền Nam.

Theo Economist, những chi phí vật chất mà Hàn Quốc phải gánh chịu để có được hòa bình, thống nhất không hề nhỏ. Các nhà phân tích bi quan cho rằng, con số này là 1.000 tỷ USD, tức là bằng 3/4 GDP hằng năm của Hàn Quốc.

Khi hai miền thống nhất, lẽ dĩ nhiên là đội quân thường trực của miền Bắc, lớn thứ tư thế giới, sẽ phải giải tán. Và theo tính toán, sẽ có 17 triệu nhân công miền Bắc gia nhập thị trường lao động, bù đắp sự thiếu hụt của miền Nam. Hàn Quốc sẽ có nguồn đất hiếm lớn, vốn rất cần thiết cho ngành sản xuất đồ điện tử, mũi nhọn của miền Nam.

Một viện nghiên cứu của Hàn Quốc năm 2012 đã đưa ra đánh giá, giá trị khoáng sản của Triều Tiên đạt mức 10 ngàn tỷ USD, gấp 20 lần Hàn Quốc.

Theo Economist, những chi phí vật chất mà Hàn Quốc phải gánh chịu để có được hòa bình, thống nhất không hề nhỏ. Các nhà phân tích bi quan cho rằng, con số này là 1.000 tỷ USD, tức là bằng 3/4 GDP hằng năm của Hàn Quốc.   

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.