Ấn Độ thừa nhận phóng nhầm tên lửa vào máy bay của 'quân mình'

Hiện trường chiếc trực thăng Mi-17V-5 rơi tại Budgam, bang Kashmir sau khi trúng tên lửa phòng không ngày 27/2. Ảnh: Reuters
Hiện trường chiếc trực thăng Mi-17V-5 rơi tại Budgam, bang Kashmir sau khi trúng tên lửa phòng không ngày 27/2. Ảnh: Reuters
TPO - New Delhi thừa nhận một chiếc trực thăng của Ấn Độ đã bị chính tên lửa của nước này bắn rơi trong cuộc giao tranh với Pakistan trên bầu trời Kashmir.

Chỉ huy Không quân Ấn Độ mới được bổ nhiệm Marshal Rakesh Bhadauria, hôm qua, 4/10, xác nhận thông tin gây sốc liên quan đến vụ trực thăng nước này bị bắn rơi hồi tháng Hai khiến 6 binh sĩ và một thường dân thiệt mạng.

“Kết quả điều tra cho thấy trực thăng bị bắn rơi bởi chính tên lửa của Ấn Độ. Hai sĩ quan đang bị kỉ luật.

Chúng tôi thừa nhận đó là một sai lầm lớn, và sẽ đảm bảo việc này sẽ không tái diễn”, ông Bhadauria nói.

Trước đó, chiếc trực thăng Mi-17 V5 xấu số của Ấn Độ đã bị bắn hạ hôm 27/2, khi nước này đang đẩy lùi cuộc tấn công trên không của Pakistan - vốn là hành động đáp trả của Islamabad sau khi Ấn Độ bắn phá “trại huấn luyện khủng bố” ở Balakot (Pakistan).

10 phút sau khi xuất kích, chiếc Mi-17 đã được gọi quay lại căn cứ ở Srinagar để tránh giao tranh. Nhưng khi đang quay đầu, Mi-17 đã bị hệ thống phòng không Ấn Độ nhận diện nhầm là máy bay Pakistan và bắn hạ bằng tên lửa đất-đối-không.

Trước khi tên lửa được phóng đi, hệ thống nhận dạng bạn - thù của phía Ấn Độ đã bị tắt, khiến các sĩ quan điều khiển phạm sai lầm chết người.

Hai sĩ quan cao cấp của Ấn Độ đã bị kỉ luật sau sự cố trên. Trong khi bốn người khác đang đối mặt với việc bị xử phạt vì vi phạm quy trình vận hành hệ thống phòng không, tạo ra những lỗ hổng trong quá trình trao đổi thông tin giữa các bộ phận.

Theo Theo RT
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.